Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được trao cho TNLT Nguyễn Năng Tĩnh

Tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022
được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh

Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 ‒ với chủ đề Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc ‒ được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh.

Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018.

Mục tiêu của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng là nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho chủ quyền của đất nước và cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được tổ chức vào ngày 10 tháng Mười Hai tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Năng Tĩnh là một thầy giáo dạy nhạc tại một trường cao đẳng ở tỉnh Nghệ An. Ông tham gia nhiều tổ chức xã hội dân sự gồm nhóm phản đối đường lưỡi bò No-U FC tại Vinh, nhóm Bảo Vệ Sự Sống, Quỹ Phát Triển Con Người, Truyền Thông Công Giáo.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Năng Tĩnh thường xuyên lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, loan tải tin tức trên Facebook về thảm họa Formosa, bày tỏ quan điểm phản đối Dự Luật Đặc Khu và tích cực trong các hoạt động từ thiện Công Giáo gây quỹ giúp người nghèo.

Là một thầy giáo, ông luôn tìm cách khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người nơi các học sinh của mình. Hình ảnh ông dạy các học sinh hát bài “Trả lại cho dân” đã được lan truyền rộng rãi như một tấm gương sáng về một người dân yêu nước, một người thầy muốn nhìn thấy tương lai con em được tốt đẹp hơn.

Vì những hoạt động dân sự này ông Tĩnh đã nhiều lần bị công an cho người hành hung. Tuy nhiên điều này không làm ông sợ hãi mà ngược lại càng khiến ông quyết tâm hơn nữa trong các hoạt động kêu gọi bảo vệ chủ quyền đất nước cũng như thúc đẩy cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Vào ngày 29 tháng Năm, 2019 thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt và khởi tố với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Vào ngày 15 tháng Mười Một, 2019 ông bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Bất chấp sự đe dọa trước đó của công an, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã mạnh dạn tuyên bố trước tòa:

“Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và can tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến.”

Ở trong tù ông tiếp tục bị gây khó khăn, bị hành hung khi cùng với các tù nhân lương tâm khác phản đối cán bộ trại giam ngược đãi các tù nhân chính trị.

Vào tháng Mười Một, 2021, Ủy Ban về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết rằng việc bắt giam, xét xử ông Nguyễn Năng Tĩnh là hành động bắt giam tùy tiện, và chính phủ CS Việt Nam đã vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Ủy ban này đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Năng Tĩnh.

Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Dân Biểu Hạ Viện Canada bà Judy Sgro, Giám Đốc Tổ Chức Whistleblower Aid bà Libby Liu, Chủ Tịch Phong Trào Dân Chủ Hóa Châu Á Giáo Sư Kojima Takayuki, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Người Việt tại Nhật ông Ngô Văn Viễn, Nhà hoạt động Dân Chủ – cựu Tù Nhân Lương Tâm Giáo Sư Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2022.

Ngày 7 tháng 12 năm 2022

Đảng Việt Tân

Mọi chi tiết xin liên lạc: TS Đông Xuyến, +1 346-704-4744

Việt Tân là một tập hợp những người Việt yêu dân chủ với khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam qua các hoạt động đấu tranh bất bạo động.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.