Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim “Terror In Little Saigon”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.

Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.

Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:

1- Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.

Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”.

    But much more important—in fact, crucially important in terms of credibility—is the on-camera interview and statements of retired FBI Special Agent Katherine Tang-Wilcox. If it were not for Tang-Wilcox, I think this broadcast’s focus on the murders of the journalists—and all the on-air interviews with alleged Vietnamese friends, suspects, former Front members and informers, plus the reference by Thompson to another former top front leader whose name could not be revealed but who is “certain” that K9 killed the journalists in San Francisco and Houston—would not have stood up very well against the scrutiny it is getting.

Ông cho biết không thể tiến hành điều tra về một công trình kéo dài 2 năm, và ông chỉ nêu lên cảm giác của mình dựa trên suy nghĩ và sự khả tín của 1 nhân viên điều tra FBI chính trong vụ. Ông không cho biết tại sao quyết định chính thức của bộ phận FBI sau nỗ lực điều tra kéo dài 15 năm lại không có trọng lượng hơn cảm quan của 1 nhân viên FBI. Tuy nhiên bỏ ngoài cảm quan cá nhân, Giám Sát Viên Michael Getler đã kết luận suy nghĩ của ông trực tiếp vào kết cấu của cuốn phim.

2- Giám Sát Viên Michael Getler có quan điểm rằng phim này thiếu sự thuyết phục và chặt chẽ với những điều viện dẫn. Ông viết “Khuyết điểm mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này như sau. Cuộc phỏng vấn với một “người bạn cũ” của chủ báo bị giết có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: “Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi… Tôi không muốn chỉ vào ai… Đó là những điều tôi nghe thấy. “Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói “Có gì đó gần như đồng thuận…có người nghĩ rằng”. Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra loại này, nhưng nó đã không đem lại thêm sự khả tín cho một câu chuyện ngay từ đầu đã không có phân giải”.

    The flaws that I felt weakened the program’s presentation were as follows. A damning interview with an “old friend” of the slain publisher is anonymous. Other former Front leaders say about the killings such things as: “I don’t hear but somebody told me…I don’t want to point the finger…that’s what I heard.” Others denied involvement. A former Los Angeles Times reporter says “there was something close to a consensus…there were people who thought.” All that may seem natural for an investigation such as this, but it doesn’t add much credibility to a story that was inconclusive at the outset.

3- Phần kết của bài viết, Giám Sát Viên Michael Getler của PBS cho biết cảm tưởng sâu đậm hơi thất vọng của ông về 2 chương trình mới đây nhất của Frontline. “Một kết quả là thiếu vắng tiếng nói và vai trò quen thuộc cố hữu của người xướng viên Frontline. Là khán giả lâu năm của Frontline, tôi nghĩ rằng, một người dẫn chuyện khác ký giả Thompson sẽ giúp rõ rệt cho chương trình Việt Nam, đặt mọi chuyện vào đúng bối cảnh của nó, với khoảng cách giữa người phóng viên và chủ đề, nêu rõ được những gì thực sự mới mẻ và có thể kiểm chứng khi (lọc lựa) phát hình và trong những chỗ khác nữa, rằng cuộc chinh phạt và sự chĩa mũi dùi cá nhân sẽ không quá nổi cộm, và một cách nào đó, đã tạo ra lệch lạc”.

    Both were done in collaboration with another organization. Vietnam was done with ProPublica. The immigration program, a two-hour affair, was done in collaboration with another PBS series, Independent Lens.

    One result is that the traditional and iconic voice and role of the Frontline narrator was missing. I thought, as a longtime viewer of Frontline, that a narrator other than the reporter, Thompson, would have helped the Vietnam program substantially, putting things in more context and with more distance between reporter and theme so that it would be more clear what was actually new and verifiable on the air and elsewhere, and that the crusade and personal focus aspects would not be so prominent and, in a sense, distracting.

Ngoài ra quý vị có thể đọc thêm phần dịch tiếng Việt bài viết của Giám Sát Viên Michael Getler tại đây.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.