Giáo Dục Gian Lận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.2 kb

Theo dõi báo chí Việt Nam trong thời gian qua, người ta không khỏi phì cười về cái chuyện trái khoáy là từ bộ trưởng Giáo Dục – Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân đến hiệu trưởng của hàng ngàn trường học đã rất phấn khởi vì kết quả khảo sát việc xếp loại học sinh trong học kỳ I, niên khóa 2006 – 2007, với “số học sinh xếp loại giỏi và khá giảm mạnh trong khi học sinh yếu và kém tăng lên”. Theo báo điện tử VietNamNet, thì “Bộ trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân nói với các nhà tài trợ, đối tác quốc tế giáo dục tại phiên đối thoại thường niên diễn ra tại Hà Nội ngày 29/1: “Chúng tôi vui khi tỷ lệ học sinh giỏi giảm và trung bình, kém tăng”…”. Kể chuyện này cho khách nước ngoài thì chắc không ai tin được. Ai đời ngành giáo dục của một nước lại có cái chuyện ngược đời như thế? Nhưng thực tế, theo duy vật biện chứng thì chuyện gì cũng phải có nguyên do của nó.

Nguyên do của nó là từ nhiều thập niên qua, không đào đâu ra trong chế độ XHCN Việt Nam, học sinh trung bình hay học sinh kém. Nếu quả trường lớp XHCN đào tạo được toàn học sinh giỏi, học sinh khá thì là một điều quá tốt, đáng làm gương cho cả thế giới noi theo. Khốn nỗi, tuy học sinh nào cũng mang danh hiệu học sinh giỏi, học sinh khá; nhưng thực tế, trình độ của các em còn kém xa tiêu chuẩn của học sinh giỏi, học sinh khá. Tại sao như vậy? Tại vì CSVN đã không biết lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo. Sau nhiều thập niên, nền giáo dục dưới chế độn XHCN đã xuống cấp một cách không cứu vãn nổi. Nó có rất nhiều bất cập. Bất cập trong giảng dạy; bất cập trong sách giáo khoa; bất cập trong cách học tập của học sinh. Nói cách khác, trường không ra trường, sách không ra sách, thầy không ra thầy và trò cũng chẳng ra trò. Rất nhiều hiện tượng tiêu cực đã xảy ra trong môi trường giáo dục. Nào là thầy cô bắt học trò đóng tiền học thêm, nếu từ chối sẽ bị điểm kém. Nào thầy cô đòi tiền để chạy điểm. Nào gian lận trong lúc thi cử. Đó là không nói đến những trường hợp đồi bại, đòi đổi tình lấy điểm… Các cụ ta ngày xưa vẫn có truyền thống dạy dỗ con cháu tôn sư, học đạo; coi nhà trường là nơi thiêng liêng giống như đền thờ, nơi chữ nghĩa thánh hiền được truyền dạy cho hậu thế. “Cửa Khổng, sân Trình” mà! Quan niệm quý báu này đã bị CSVN hủy hoại bằng mớ chủ thuyết ngoại lai Mác Lênin. Ngày nay, CSVN có nhu cầu mở cửa, hội nhập. Nhằm mục tiêu này họ đã phải tiến hành một loạt cải cách, trong đó có cải cách giáo dục.

Cách đây 3 năm, khi còn làm thủ tướng, Phan Văn Khải đã tuyên bố “Nền giáo dục quốc dân của nước ta phải được cải cách một cách cơ bản và toàn diện, bao gồm những vấn đề to lớn, lâu dài và những vấn đề bức xúc trước mắt…”. Phải nói là trong nhiệm kỳ của ông Khải với bộ trưởng giáo dục – đào tạo là Nguyễn Minh Hiển, ngành giáo dục tại Việt Nam đã đạt tới mức kỷ lục của sự bê bối. Bị chất vấn, Nguyễn Minh Hiển đã cố tình cãi chầy, cãi cối cho qua. Sau đại hội X của đảng CSVN, ông này đã bị cho về vườn và người thay thế là Nguyễn Thiện Nhân. Vẫn biết là ông Nhân hay ông Hiển thì cũng cùng một nồi mà ra; nhưng con công mới ra giàn thì phải xòe duôi, dang cánh ra múa. Ông đã chỉ thị cho ngành giáo dục, cụ thể là trường học các cấp thực hiện cái mà ông gọi là “hai không”, tức là “nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và (nói không với) gian lận trong thi cử”.

JPEG - 109.5 kb

Chạy theo thành tích là quán tính của mọi chế độ cộng sản, nhất là CSVN. Dẹp bỏ “bệnh thành tích” là dẹp bỏ cộng sản. Ông bộ trưởng này táo gan thật. Thực chất, học sinh nào cũng muốn trở thành học trò giỏi. Thầy cô nào cũng muốn học sinh do mình dậy giỏi giang, thành người. Vì vậy họ cố gắng một mặt làm tốt công việc giảng dậy, một mặt chạy chọt cho học trò mình được điểm cao. Nếu nhà giáo còn thế thì phụ huynh cò sốt ruột hơn nữa. Tốn kém bao nhiêu cũng cố gắng. Nhưng chuyện này không chỉ liên quan đến người trong cuộc là học sinh, giáo viên và phụ huynh. Có một nhóm người khác cũng muốn ăn theo. Đó là lãnh đạo đảng tại địa phương hay ngay trong trường. Họ chỉ đạo trường phải có tối đa phần trăm học sinh giỏi và không được có học sinh kém. Thành tích của trường cũng là thành tích của họ để họ tiến thân. Chính cái nạn chạy theo thành tích cố hữu của cộng sản đã làm nẩy sinh ra nạn gian lận. Vì vậy mà giáo dục dưới chế độ CSVN không có chất lượng.

Để kết thúc bài bình luận này, xin trích đoạn bài đăng trên một tờ báo điện tử tại Việt Nam: “Một nhà quản lý giáo dục (xin được phép giấu tên) tâm sự: thực ra từ lâu, giáo viên đã muốn được thi thật, được chấm chính bài làm của học sinh. Trước đây, vì nhiều lý do như: bệnh thành tích, nguyện vọng nhân dân, xã hội, các cấp lãnh đạo… nên nhiều khi giáo viên lại phải chấm bài do chính giáo viên giải; mặc dù biết như vậy nhưng không có bằng chứng cụ thể nên cũng đành chịu”. Thực hiện “2 không” có cho thấy thực lực của học sinh, nhưng chưa chắc nó đã giải quyết được tình trạng bê bối của ngành giáo dục – đào tạo vì đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên và cả phụ huynh không muốn chấp hành.

JPEG - 21.4 kb

Trong thời buổi hiện nay, nhiều gia đình muốn con có được một nền giáo dục có chất lượng chỉ còn con đường cố gắng cho con đi du học tự túc nước ngoài. Nhưng than ôi! Đâu có phải mọi gia đình đều có khả năng này? Tội nghiệp cho bao thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đã bị CSVN làm hại tương lai vì một nền giáo dục gian lận.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.