Giới tài xế đuổi theo giá xăng

Giới tài xế đuổi theo giá xăng, Bộ Công Thương "chống chế" giá mặt hàng này tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình thế giới. Ảnh minh họa: NLD/ RFA edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Công thương VN hôm 31/5 cho biết giá xăng trong nước dự kiến đạt kỷ lục mới, đồng thời có “chống chế” giá mặt hàng này tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình thế giới.

Mỗi khi giá xăng tăng, người tiêu dùng chịu tác động tiêu cực trực tiếp; đặc biệt giới tài xế, người làm trong ngành vận tải.

Tài xế không đủ sống

Theo số liệu từ Bộ Công thương, tính từ đầu năm đến ngày 23/5, xăng RON 95 đã qua chín kỳ tăng giá và ba lần giảm giá, tổng cộng vẫn tăng từ mức 23.900 đồng lên 30.650 đồng.

Bộ Công thương cho biết giá xăng RON 95 của Việt Nam hiện đứng thứ 86/170 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng mức bình quân của thế giới và thấp hơn một số nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào,…

“Bây giờ kinh tế cũng lạm phát nhiều. Ngày xưa 100.000 đồng là được đầy bình. Bây giờ phải mất 125.000 lận. Nó ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của mình.

Xăng xe, đi lại tăng lên thì chi phí cái gì cũng tăng, cái gì cũng đắt đỏ lên, tiền nhà trọ, ăn uống đều tăng lên, trong khi đó thu nhập lại giảm xuống do xăng tăng.”

Ông Hoàng B, một tài xế chạy grab bike ở Hà Nội nói với RFA về tình trạng giá xăng liên tục tăng nhanh, mạnh trong thời gian qua khiến cho những người làm nghề tài xế như ông trực tiếp chịu nhiều tổn thất về tài chính.

Ông B, nói do mình độc thân, không phải lo cho gia đình nên chỉ cần chạy mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng, mỗi tháng kiếm được tầm 10 đến 12 triệu đồng, chi tiêu tiết kiệm cũng đủ sống giữa thủ đô. Tuy nhiên, đối với những người có gia đình thì số tiền đó không thể đủ trang trải, có người phải chạy trên 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày mới có được 700-800 ngàn đồng:

“Một ngày nếu mà chạy bục mặt ra, tầm 15 – 16 tiếng thì được khoảng triệu, chưa trừ chi phí xăng xe, dầu nhớt, chi phí hao mòn bảo trì xe.

Xe chạy tầm 1.500 km là đã phải phải thay dầu nhớt. Mỗi lần tốn khoảng 150.000. Một tuần chạy khoảng 2.000 km thì mỗi tháng cũng thay hai lần. Rồi còn hao mòn hỏng xe…

Nói chung là xăng tăng thì giá cả cái gì cũng tăng nhưng cũng phải cố gắng thôi chứ biết làm thế nào được, cuộc sống mà!”

Ông T, cũng làm công việc lái xe công nghệ ở TP.HCM cho biết từ sau đợt dịch  hồi cuối năm ngoái, đời sống người lao động nhìn chung khó khăn hơn nhiều so với trước đây:

“Đúng là khó khăn hơn thiệt, sống khổ hơn thiệt, nhưng mà nói chung là cũng không đến nỗi là bít đường.

Lúc trước chạy được hơn nhiều bởi vì xăng nó rẻ, với lại khách lúc đó cũng không khó khăn, người ta hào phóng hơn nên tiền bo nhiều. Bây giờ dịch xong người ta tiết kiệm hơn.

Bây giờ thất nghiệp nhiều, người ta chạy Grab cũng nhiều nên không có ăn như ngày xưa, cuộc sống không ổn định. Mỗi một ngày tôi lên công ty là thấy là họ nhận khoảng 100 người mới.”

Người dân chờ đổ xăng ở một trạm xăng tại Hà Nội hôm 10/3/2022. Ảnh: AFP
Người dân chờ đổ xăng ở một trạm xăng tại Hà Nội hôm 10/3/2022. Ảnh: AFP

 

Xăng tiếp tục gánh chục loại thuế phí

Khi giá xăng liên tục lập đỉnh mới như hiện nay, có ý kiến cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với các mặt hàng xăng là không hợp lý. Bởi vì, thuế tiêu thụ đặc biệt là để đánh vào các mặt hàng xa xỉ như ô tô, máy bay, du thuyền, hoặc sản phẩm không khuyến khích tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá… Trong khi đó xăng là mặt hàng thiết yếu, ai cũng cần dùng mỗi ngày. Do đó, cần xem lại thuế suất của loại thuế này.

Hiện nay, trong mỗi lít xăng, dầu bán ra, người dân đang phải chịu bốn loại thuế, bao gồm thuế Giá trị gia tăng (VAT, 10%), thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) và bảo vệ môi trường từ 2.000 đến 4.000 đồng/lít tuỳ loại.

Ngoài ra, người dùng còn phải trả mỗi lít xăng thêm chi phí kinh doanh định mức, tiền lợi nhuận định mức, trích lập Quỹ bình ổn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, tổng chi cho các khoản thuế, phí đã lên tới khoảng 45% giá thành bán ra của một lít xăng.

Ông Chánh, một tài xế liên tỉnh miền Tây than thở rằng giá xăng tăng đến chóng mặt, nếu tiếp tục như vậy thì cánh tài xế chỉ có nước bán xe, bỏ nghề:

“Xăng tăng như vậy thì làm sao mà có đủ chi phí để chạy đây!

Bây giờ xăng dầu nó lên như vậy mà giá cước lại không lên thì chạy cho vui, cho có việc làm thôi chứ trừ lại tiền này tiền kia cũng đâu còn bao nhiêu.”

Ông Chánh mong Chính phủ phải nhanh chóng có các chính sách hỗ trợ, giảm bớt các loại phí để giá xăng dầu mau hạ nhiệt, bình ổn lại như trước, các bác tài có thể yên tâm kiếm sống:

“Ngành vận tải mà xăng dầu tăng thì cái thu nhập nó bị hụt đi, bây giờ khó khăn mình cũng phải chạy thôi chứ bây giờ nếu không chạy thì lấy đâu ra chi phí để trang trải.

Mong có chính sách nào để cho xăng dầu nó giảm giá, chứ xăng dầu nó lên như bây giờ làm tất cả các vật chất đều lên.

Mong muốn được hỗ trợ giá dầu được trở lại như bình ổn như lúc trước chứ giá dầu cao như vậy thì dân làm sao, chắc mai mốt khỏi chạy xe luôn quá!”

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3, cho biết nguyên do chưa thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng dầu.

Người đứng đầu ngành công thương nói Việt Nam vẫn theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, mặt hàng xăng dầu phải có sự quản lý của Nhà nước, do đó, muốn thay đổi thuế phí phải đợi Quốc hội thông qua. Kỳ họp Quốc hội gần nhất thời điểm đó là vào tháng 5/2022, nếu thống nhất điều chỉnh giá thì đến tháng 6-7 mới có hiệu lực thi hành.

Tại phiên họp Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 23/5, đại biểu Trần Hoàng Ngân thuộc đoàn TP.HCM nhắc đến vấn đề lạm phát tăng cao mà điển hình là “giá xăng dầu tăng liên tục.” Ông đề nghị Chính phủ cần có biện pháp để nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, kìm hãm độ tăng giá xăng dầu, như tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu.

Cũng trong buổi họp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng các gói kích thích kinh tế phải đi vào cuộc sống để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chứ “đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo.”

Trong khi đó, gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho lao động quay trở lại làm việc trị giá 6.600 tỉ đồng, do Chính phủ ban hành từ hồi tháng 3/2022, đến nay chỉ mới giải ngân, hỗ trợ được hơn bốn tỉ đồng, theo báo chí Nhà nước đưa tin.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.