Giới trí thức ra tuyên bố phản đối việc dùng tiền TQ trên lãnh thổ VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng trăm trí thức Việt Nam trong tuần này đã đồng loạt ký một tuyên bố phản đối việc Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong hoạt động thương mại tại khu vực biên giới hai nước Việt-Trung, cho rằng việc này vi hiến và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự, hôm 6/9 nói với VOA rằng nhiều hội đoàn và cá nhân đã ký tên phản đối Thông tư số 19/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì thông tư còn nhiều điều quá mập mờ có thể ảnh hưởng tới chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, cũng như tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia.

“Cho sử dụng tiền mặt tại vùng các chợ vùng biên giới và nói một cách không rõ ràng là các chợ nào, kéo dài đến đâu ở trong lãnh thổ Việt Nam…Điều này không được làm rõ thì có nghĩa rằng trên lãnh thổ Việt Nam song hành tồn tại 2 đồng tiền. Nếu sử dụng đồng tiền này cho việc xuất nhập khẩu thì chưa có vấn đề gì lắm, nhưng sử dụng ‘trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới’ thì có vấn đề và dư luận đã lên tiếng vì sự mập mờ như vậy.”

Tuyên bố của các trí thức Việt Nam chỉ ra rằng khái niệm khá tù mù về “thương nhân” và cư dân Việt Nam “có hoạt động thương mại” cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam.

Hôm 28/8, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ra Thông tư 19/2018 về việc cho phép thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam – Trung Quốc được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Với Thông tư 19, “Ngân hàng Nhà nước đã mở đường cho việc nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam,” bản tuyên bố của các trí thức viết.

Bác sĩ Đinh Đức Long ở Sài Gòn, một người đã ký tên vào bản tuyên bố, chia sẻ với VOA hôm 6/9:

“Đây là một việc chưa từng có trong lịch sử ở Việt Nam – chính thức dùng đồng tiền nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nói là dùng trên khu vực biên giới thôi, nhưng làm sao kiểm soát được việc đồng tiền này xâm nhập sâu trong nội địa được! Ngoại tệ mà được sử dụng chính thức trên lãnh thổ Việt Nam là vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp Việt Nam. Nó còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, an ninh kinh tế.”

Bản tuyên bố của các hội đoàn độc lập và các trí thức Việt Nam có đoạn: “Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.”

Bản tuyên bố yêu cầu Bộ Tư pháp, chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc, ngoài ra phải truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Ký giả độc lập Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa, một người ký tên vào tuyên bố, chia sẻ trên Facebook rằng: “Tuyên bố để góp phần thức tỉnh nhân dân, thông báo cho nhà nước Việt Nam và quốc tế biết lập trường, thái độ của người ký – đại diện cho một bộ phận nhân dân.”

VOA chưa liên được với các cơ quan hữu quan của Việt Nam để tìm hiểu phản hồi của họ về bản Tuyên bố này.

Một người dân ở TP. HCM yêu cầu không nêu tên nói với VOA rằng một thông tư của nhà nước thì cần phải chặt chẽ để tránh những “hành động thâm hiểm” của nước láng giềng phương bắc:

“Nếu như họ ra một thông chặt chẽ để quản lý thì tốt. Nhưng nếu đằng sau sâu xa bên trong đó có điều gì đó thâm hiểm thì việc đưa ra sử dụng (nhân dân tệ) hợp pháp rất là nguy hiểm. Người dân thật chất không hài lòng với cách ban giao với nước lớn Trung Quốc như vậy. Khi ra một thông tư như vậy thì người ta phản ứng nhiều hơn là ủng hộ. Vấn đề Trung Quốc thâm hiểm trước giờ mình không lường được hết. Đôi khi các nhà quản lý Việt Nam nói là để quản lý chặt chẽ, nhưng nhiều lúc đã bị vô tròng hay bị mắc oan thì cũng không biết được.”

Trước đó vào năm 2015, báo Dân Trí cho biết Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng báo cáo lên Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán bằng nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam.

Cũng tờ báo này khi ấy dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán bằng nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

“Đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam đồng, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của Việt Nam. Hiện nay (năm 2015), chúng ta không cho phép lưu hành song song một đồng tiền nào khác.”

Hai năm sau, vào tháng 11/2017, trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ra tuyên bố chung, trong đó việc “sử dụng đồng bản tệ trong thương mại và đầu tư song phương.”

Việt Nam cho rằng việc cho phép sử dụng tiền Trung Quốc trong giao thương tại khu vực biên giới như nêu trong Thông tư 19/2018 là “góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển.”

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.