Good Bye đại hội bịt mồm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.5 kb
Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, chúng tôi đã viết bản tham luận: ”Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước” gửi cho blog talawas, website Đàn Chim Việt… Lập tức hàng chục website nối mạng, đặc biệt có hai trang mạng trong nước là website của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và trang Bauxite VN của GS. Nguyễn Huệ Chi cũng post bài tham luận của chúng tôi cho mọi người cùng đọc.

Sáng 05-8-2010, khi tới Học viện Chính trị quốc gia để dự đại hội, đa số các nhà văn đều bắt tay chúng tôi chia sẻ và động viên, rằng bản tham luận ông viết rất được… xin chúc mừng. Một số nhà văn nổi tiếng “yêu đảng vượt chỉ tiêu trên giao” như N.Đ.X., T.T.Đ… cũng bắt tay chúc mừng chúng tôi đã cả gan nói ra những sự thật chết người, mà nói có lý luận, có sự thật bảo chứng…

Có nhà văn động viên chúng tôi hết lời, đoạn dặn rằng: chớ kể ra tên tớ đã ủng hộ cậu nhá, có thể “nó” không bắt cậu nhưng “nó” bắt thằng ủng hộ cậu đấy, tớ hãi lắm; “nó” muốn để cho SỰ THẬT ĐƯỢC MỒ YÊN MẢ ĐẸP”, cậu lại cả gan bốc nấm mộ này lên, mất mạng như chơi…

Các nhà văn đều tin rằng, “nó” đếch cho cậu đọc tham luận này đâu. Nhiều nhà văn còn rỉ tai dặn: tuyệt đối ông không được uống nước có sẵn (chai nước lọc) trong khách sạn Kim Liên nhá, không được một mình đi vào các con phố vắng nhá, ai không thân mời đi ăn uống là tuyệt đối không nhá, đi đâu nên rủ hai ba thằng nhà văn bạn bè đi cùng nhá; rằng ông nhớ vụ cụ Dương Bạch Mai người Nam Kỳ trong cuộc họp quốc hội ngày nào chứ, cụ này mới lên diễn đàn nói thật một tí teo thôi, đoạn xuống uống một ly nước (hay bia gì đó) liền lăn đùng ra chết… Ở đất nước “tự do gấp triệu lần tư bản”, toàn “đỉnh cao trí tuệ” cầm quyền với chủ nghĩa bách chiến bách thắng… đã bao người mới hé mồm ra nói sự thật như cụ Dương Bạch Mai liền lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, thì thằng phá trời như mày liều mạng nói toẹt ra sự thật, coi chừng thí mạng cùi đó nghe con!

Nghe bạn bè lo lắng cho tính mạng của mình như vậy, tôi hãi lắm, nếu có làm sao thì cha già ngoài quê Nam Định, vợ con trong Sài Gòn biết cậy vào ai? Nghe anh bạn thân tái mặt bảo: chỉ có thằng điên như mày mới dám viết tham luận như vậy, mày đang là số phận của con cá nằm trên thớt mà dám cãi nhau với cả dao liền thớt thì coi chừng đi họp chi bộ với hà bá đó! Bước vào hội trường, tôi tự dặn mình: im mồm nhé, tuyệt đối câm nhé, đồng chí Hảo ngu như lợn ơi, mua băng keo dán miệng lại nhé… Trước khi ra Hà Nội, vợ con và bạn bè dặn: tịnh khẩu là thượng sách, đóng vai thằng đần là ăn chắc sống, thề đi, xin thề!

Thế mà trong không khí bầu bán “quần ngư tranh thực” rất vô văn hóa của đại hội, nhất là không thể chịu được cách điều hành đại hội rất xách mé và trịch thượng của ông trung tướng công an Hữu Ước (nhạc sĩ mù nhạc, họa sĩ mù màu, nhà văn ít chữ…) chúng tôi đã quên béng lời dặn dò tịnh khẩu của người thân, quên béng mình đã hứa với mình: quyết tâm làm con lợn chỉ ủn ỉn chơi với bạn bè trong đại hội thôi, nghĩa là ngu vĩnh viễn đi là yên… lại ngứa tay, ngứa mồm giơ tay xin phát biểu ý kiến…

Chúng tôi đã giơ tay mấy lần, giơ tay rất lâu mà các vị chủ tịch đoàn tuyệt đối không cho lên, không cho nói. Hàng chục nhà văn ngồi quanh chúng tôi nói lớn: ông Hảo cứ lên đi, cứ lên đi, sao lại không cho một nhà văn hàng đầu của hội phát biểu… Rồi có mấy tiếng quát cô cầm micro: đưa micro cho ông Hảo. Không khí sôi sục làm chúng tôi thêm dũng khí, đứng lên nói: xin cô cho tôi mượn micro. Cô gái cầm micro quyết không đưa; có ai đứng bên cạnh giật được micro giúi vào tay tôi. Cô gái giữ trận địa an ninh của đảng giật lại micro như giật súng, nhưng không giật lại được. Tôi nói vào micro: kính thưa quý vị nhưng micro câm tiếng. Có ai nói: nó cúp điện micro này rồi, nó là micro đểu. Mấy ông nhà văn to tiếng: ông Hảo lên bục đoàn chủ tịch ngay, trên đó có hai cái micro tốt nhất nước đấy…

Tôi hùng dũng lên bục cao chủ tịch đoàn, giúi mồm vào hai chiếc micro như hai miệng súng chĩa vào tôi, đoạn kính thưa, rồi nói. Tôi mừng thầm, micro này vẫn còn chưa bị cúp: kính thưa quý vị, có cảm tưởng tôi đã đến nhầm địa chỉ, hình như đây không phải là đại hội nhà văn, đây là một đại hội chính trị tranh giành quyền lực. Ở đây văn học không có chỗ tồn tại. Hội nhà văn thì phải lịch lãm lịch sự, phải có văn hóa chứ, các vị đang đánh tráo khái niệm chính trị và văn học… Lập tức micro bị cúp… Tôi vẫn nói rất to hi vọng một số nhà văn ngôi hàng đầu nghe được: rằng ông trung tướng nhà văn Hữu Ước không biết viết văn, sao ngồi chủ tịch đoàn điều hành đại hội rất xách mé, trịch thượng, xin ông xuống cho… So với một số nhà văn bậc thầy ngồi dưới, ông Ước chỉ là thằng bé con tập tành viết lách lăng nhăng…

Nhà thơ Hữu Việt đứng lên hét to: không được đối xử với nhà văn như thế, sao lại cúp micro anh Hảo. Rất nhiều nhà văn đứng lên quát: không nghe thấy gì, để cho người ta nói, nối lại micro đi… vô văn hóa, vô văn hóa, toàn micro đểu…

Không có micro, tôi đi đi lại lại trước mặt chủ tịch đoàn một lúc rồi đành đi xuống…

Lập tức micro lại vang lên trong miệng người điều hành đại hội xin mời nhà văn Tô Nhuận Vĩ nói…

Chúng tôi bước xuống, bạn bè đỡ lấy tôi, bắt tay rối rít. Ai cũng bảo “nó” coi nhà văn như súc vật, bịp mồm người ta, không cho người ta nói là khinh bỉ toàn đại hội. Tôi ngồi cạnh nhà thơ hàng đầu Việt Nam Bằng Việt, anh bảo tôi phản đối trò cúp micro vô văn hóa này, đây là vết nhơ không thể xóa nổi của đại hội. Nhà thơ Anh Chi bắt tay tôi bảo: chúng nó thua ông rồi, chưa giao chiến mà nó đã thua một không, bọn khốn nạn, bọn vô văn hóa chứ đâu phải nhà văn, tao sẽ lên chủ tịch đoàn chửi thẳng vào mặt chúng nó: chúng mày cúp micro của thằng Hảo là chúng mày ném bùn vào đại hội đấy, chúng mày đã làm đại hội thất bại vì đây là đại hội bịt mồm… Phạm Đình Trọng bắt tay tôi: chúng nó đã biến ông thành linh mục Nguyễn Văn Lý, ông bị một đại hội lớn bịp mồm.

Giờ giải lao các nhà văn xúm đến bắt tay tôi, chửi bọn bịt mồm. Thanh Thảo cười ngặt nghẽo: chúng nó cho chú Hảo rơi vào cõi im lặng đáng sợ, Hảo ta câm hoàn toàn, dán giấy vào miệng mày, sướng chưa con… Nguyễn Quang Lập chống gậy ra cửa bảo: em vừa quát vào mặt thằng phó ban tuyên giáo: chúng mày súng ống đầy mình sao lại sợ Trần Mạnh Hảo tay không đến thế? Mỹ chúng mày không sợ mà sợ Hảo à, đồ ngu!

Chiều 5-8-2010, sau khi đài RFA gọi điện thoại phỏng vấn chúng tôi về sự kiện bịp mồm, ông Hữu Thỉnh xin lỗi đại hội về sự cố kỹ thuật bị mất điện micro của anh Hảo rất đáng tiếc, chúng tôi xin lỗi và sẽ kiểm điểm sâu sắc những người phụ trách kỹ thuật âm thanh. Cả hội trường ồ lên: cắt micro, bịt mồm người ta rồi sao còn đổ lỗi cho kỹ thật, giấu đầu lòi đuôi.

Các nhà văn bảo tôi: xin lỗi vì trục trặc kỹ thuật nên ông Hảo không nói được vì micro mất điện, nếu quang minh chính đại thì phải mời anh Hảo lên nói lại chứ, bắn không nên đền đạn chứ. Nói dối lòi mẹ cái đuôi định hướng micro, micro đểu rồi còn xoen xoét cái miệng gian trá, bịp bợm. Đúng bọn này là bọn không lương thiện, không tử tế, còn lâu mới thành người mà dám khoác áo nhà văn, khoác áo chủ tịch đoàn, thế giới nó khinh như mẻ, đám ma bùn chứ nhà văn gì chúng nó…

Một số nhà văn đã đi tìm hiểu, hỏi cán bộ công nhân viên học viện chính trị quốc gia rằng hệ thống âm thanh ở đây có bao giờ trục trặc chưa? Họ trả lời, đây là trường đảng của Bộ chính trị, trục trặc âm thanh có mà chết, không bao giờ bị trục trặc âm thanh, dàn âm thanh tốt nhất nước đấy… Với lại, hội trường này không bao giờ bị mất điện, tuyệt đối không bao giờ micro bị tắt tiếng như sự cố hôm nay đâu…

Sau hai ngày ngồi trong hội trường đại hội, chúng tôi và rất nhiều anh em nhà văn phát hiện ra sự thật này: âm thanh micro của đại hội là âm thanh đểu, micro đểu. Vì mỗi lần ông Hữu Thỉnh nói hay các ông trong chủ tịch đoàn nói, hay những ông đọc tham luận y hệt xã luận báo Nhân Dân thì âm thanh rất tốt, rất vang, rất rõ. Rõ đến nỗi tôi ngồi bên ngoài, đi trong sân của hội trường còn nghe rõ mồn một. Thế mà khi nhà văn lên nói hay lên tham luận mà họ không nắm được, họ bèn vặn rất nhỏ âm thanh micro. Tham luận của GS. Phong Lê có nhắc đền Hoàng Sa, Trường Sa, nhắc đến nỗi nguy mất nước thì micro bị nhiễu, rè như kẻ khản đặc tiếng, nghe câu được câu chăng… Các tham luận hay phát biểu của Bùi Minh Quốc, Phạm Đình Trọng… đều bị micro đểu làm méo hết giọng. Đúng là quân đểu, micro đểu, đại hội đểu…

Các nhà văn giờ giải lao xúm vào hỏi tôi, rằng ông định nói gì lúc đó, nạn nhân của micro đểu, tự do đểu, dân chủ đểu định nói gì mà “nó” sợ ông hơn sợ đế quốc Mỹ vậy? Tôi bảo, tôi đâu có cầm trong tay bản tham luận đâu mà “nó” cắt micro của tôi, tôi chỉ xin nói ba đến bốn phút mấy cảm nghĩ như sau:

Thứ nhất, tôi thấy sự thật và đất nước không có mặt tại hội trường này. Dân tộc ta, đất nước ta đang bị bọn giặc phương Bắc xâm lược; chiếm các quần đảo của ta, giết dân ta ngoài biển như giết ngóe, chiếm đất liền ta bằng kế hoạch bauxite thậm độc, trồng rừng đểu, khai quặng đểu để chiếm đất, chiếm rừng rồi ồ ạt di dân Tàu sang đất ta…Họa mất nước đang đến gần sát sạt. Vậy mà ông Hữu Thỉnh lờ đi, chủ tịch đoàn lờ đi, đa số nhà văn lờ đi, tham luận chúng ta lờ đi… Làm như đại hội nhà văn lần thứ tám này đang diễn ra bên Trung Quốc chứ không diễn ra trên đất nước ta. Điều lo lắng quan tâm nhất của 85 triệu đồng bào không hiện diện trong hội trường này; thế thì chúng ta câm mồm để Trung Quốc bóp cổ đất nước, chúng ta đồng lòng với kẻ xâm lược à?

Thứ hai, tôi muốn cải chính dùm cho ông Hữu Thỉnh. Sau khi bài báo động trời của nhà văn Trang Hạ: “Em không phải nhà văn” tung lên các trang mạng trong và ngoài nước, nhiều nhà văn hỏi chúng tôi; rằng có phải nhà thơ Hữu Thỉnh là người của Trung Quốc, do Trung Quốc cài cắm vào từ lâu để nắm hội nhà văn, sao thấy các hành xử quốc tế của ông Thỉnh yêu nước Tàu hơn yêu nước Việt, làm cái gì cũng cốt để đẹp lòng thiên triều phương Bắc? Tôi bèn trả lời rằng, không nên kết luận sớm quá như vậy, chẳng lẽ ông Hữu Thỉnh lại đang tâm làm gian tế cho giặc hay sao?

Xin good bye chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh!

Kính xin ông chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII Hữu Thỉnh (ông Thỉnh đã làm chủ tịch hội ba khóa rưỡi) hãy rủ lòng thương, ban cho tôi ân đức, xin ngài hạ cố gạch tên chúng tôi trong danh sách hội viên. Xin cảm ơn ông trước. Chúng tôi không làm đơn xin ra khỏi hội; vì khi vào hội nhà văn năm 1975, chúng tôi không phải làm đơn, được hội nhà văn tự động đưa vào hội cùng mấy chục nhà văn trong văn nghệ giải phóng từ chiến khu về.

Qua đại hội này, chúng tôi kết luận: Hội nhà văn Việt Nam sinh ra không phải để phụng sự Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam, mà chỉ cốt phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Mà đảng cộng sản Việt Nam thì không phải là dân tộc hay tổ quốc Việt Nam.

Xin good bye đại hội bịp mồm!

Sài Gòn ngày 07-8-2010
Trần Mạnh Hảo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.