Gót chân Asin

Ảnh: FB Nguyễn Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Nói thế để khẳng định chủ quyền chăng, cho thế giới biết là của A của B chăng? Chủ quyền mồm, xin thưa, chả có tác dụng gì, nhất là với một thằng đểu như Tàu cộng. Nó thừa biết “bạn” nó chỉ dám vặn dây cót mồm thế thôi.

Một khi những quan lớn, tứ trụ, ông kễnh mạo hiểm ghé thăm, thắp hương tưởng niệm liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên nhưng bản thân, hoặc ban tuyên giáo, hoặc ông trùm lại chỉ đạo báo chí chỉ được thông tin chung chung kiểu “chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc”, không dám day mặt chỉ tên, nêu đích danh kẻ xâm lược là bọn xâm lược Trung Quốc, không giống năm nào cũng ra rả lên án, kết tội đế quốc Mỹ đủ mọi dịp, thì chúng (quân Tàu cộng) có mà sợ khối.

Tôi đố các vị tìm được chi tiết nêu thẳng quân Trung Quốc xâm lược trong những lần ông Chủ tịch/cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hoặc ông Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên đấy.

Bọn Tàu cộng chúng biết cả nên cứ làm càn, không coi ai ra gì.

Chỉ khi nào tứ trụ lên thắp hương Vị Xuyên, báo chí mậu dịch ngay lập tức chỉ đích danh quân xâm lược Trung Quốc thì khi ấy chúng sẽ nhận ra tín hiệu “như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/nhữ đẳng hành khan thủ bại hư,” biết đang phải cư xử với ai, dũng hay hèn. Chỉ khi nào nhà cầm quyền cho phép dân “tụ tập” (bởi chưa có luật biểu tình) phản đối Trung Quốc thì nó sực hiểu dân với nhà nước đã thành một, nó phải chợn lại sự làm càn.

Chứ như mỗi năm chúng ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của VN mà phe ta chỉ xúi mấy ông bà hội nghề cá rụt rè lên tiếng phản đối yếu ớt, không thấy ông bà cấp cao nào, kể từ bộ trưởng ngoại giao trở lên, dám mở miệng, thì rốt cục vẫn cái vòng luẩn quẩn “mi nói mi cứ nói, tau làm tau cứ làm.”

Vụ tàu khảo sát Hướng Dương Hồng của nó vào vùng biển ta cả tháng, ì ra, bà phát ngôn mấy lần tuyên bố “đuổi” mà nó có chịu ra đâu, nay nó chán thì về, hết chán lại sang, bà có đuổi được mãi không.

Có nhẽ đã tới lúc chấm dứt kiểu ngoại giao cây tre ẻo lả như vậy, mà thay bằng thơ Lý Thường Kiệt, hịch Trần Quốc Tuấn, phú Trương Hán Siêu, cáo Nguyễn Trãi, hoặc cao hơn nữa là tinh thần bất khuất của sứ thần Giang Văn Minh “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng.”

Nguồn: FB Nguyễn Thông

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.