bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Ảnh minh họa: AMIT/ CSIS

Thảm sát Gạc Ma năm 1988: Bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên Biển Đông

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: Lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam?

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

… Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố (RFA vẽ minh họa trên Google Maps, dựa trên tọa độ của các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố) Ảnh: Google Maps/ RFA

Công bố đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ?

“Cá nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề khác trong tương lai.” – Nhà nghiên cứu Hoàng Việt.

Việt Tân Nam California tham gia cuộc diễn hành Tết Giáp Thìn 2024 trên đại lộ Bolsa, Westminster, Nam California sáng Mồng Một Tết (10/2/2024). Ảnh: Việt Tân Nam California

Little Sài Gòn, Cali: Việt Tân tham gia diễn hành Tết Giáp Thìn 2024

Buổi sáng Mồng Một Tết tại Nam California, như mọi năm, trên đại lộ Bolsa, cộng đồng Việt Nam đón chào mùa Xuân trong tiếng pháo, áo dài, khăn đóng, múa lân, và những nụ cười với lời chúc mừng năm mới. Đặc biệt, diễn hành Tết là một niềm hãnh diện của cộng đồng Việt đã trở thành truyền thống hàng năm. Cuộc diễn hành là một phản ảnh rất đa dạng của nếp sống và sự đóng góp của cộng đồng người Việt.

Năm nay có đến 85 hội đoàn, đoàn thể tham dự. Xe hoa Việt Tân cũng góp mặt như mọi năm. Để ghi nhớ 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ, Việt Tân lấy chủ đề “Bảo Vệ Chủ Quyền Việt Nam Trước Nguy Cơ Trung Quốc,“ nhắc nhở về nguy cơ xâm lược của Trung Quốc, có lẽ là một trong những thông điệp khó quên về ý thức và tình tự dân tộc Việt.

Hội thảo tại Tòa nhà Rayburn, Quốc Hội Hoa Kỳ, 18/1/2024, đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hành động vì hòa bình, ổn định Ấn Độ - Thái Bình Dương

50 Năm Hoàng Sa: Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hành động vì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Quốc Hội Hoa Kỳ có thể làm những gì để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương? Đó là chủ đề của cuộc hội thảo ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại Tòa nhà Rayburn, Quốc Hội Hoa Kỳ, đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng.

Sự kiện được Việt Tân tổ chức với sự hỗ trợ của các dân biểu lưỡng đảng của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm trình bày những thách thức hiện nay ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đưa ra các khuyến nghị cho Quốc Hội.

Hội Thảo 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm – Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong vùng Thái Bình Dương

Việc Trung Quốc xâm lược và tiếp tục chiếm đóng phi pháp Quần Đảo Hoàng Sa cùng các đảo thuộc Trường Sa vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Gần đây nhất, bản đồ “10 đoạn” của Trung Quốc đơn phương áp đặt chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, trực tiếp đe dọa an ninh trong vùng và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận.

Hoa Kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ hòa bình, ổn định, và nền thịnh vượng chung trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Quốc Hội Mỹ cần có những hành động để củng cố và tăng cường vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ và khả năng đối phó với thử thách trong vùng.

Chứng nhận “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược" với chữ ký của chủ tịch Thượng và Hạ Viện cùng 30 dân biểu, thượng nghị sĩ Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ (screenshot)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 25 – 31/12/2023

Tính cho đến ngày 25/12/2023 đã có hơn 15.000 người khắp nơi ký tên vào Kiến nghị “Hoàng Sa của Việt Nam” gởi các lãnh đạo AUKUS và Quad, Tổng thư ký LHQ António Guterres và Tổng thư ký Tòa án Trọng tài Thường trực PCA Marcin Czepelak. Hiện việc thu nhận chữ ký vẫn tiếp tục.

Đặc biệt trong cuộc vận động này, cộng đồng người Việt tại tiểu bang Hawaii đã tạo một dấu ấn lịch sử khi lần đầu tiên vận động được một cơ quan lập pháp cấp tiểu bang Hoa Kỳ lên tiếng công nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam.”

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng và Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023. Ảnh: Việt Tân

Tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng được trao Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023

Nhà hoạt động bất đồng chính kiến Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án sáu năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề “75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam.”

Cơ sở Việt Tân Bắc Đức vận động chữ ký cho Hoàng Sa

Đại lễ Vu Lan năm nay được tổ chức vào các ngày 25 đến 27/8/2023 tại chùa Viên Giác thuộc thành phố Hannover, Đức Quốc.

Và cũng như hàng năm, cơ sở Việt Tân vùng Bắc Đức được lập một bàn thông tin trong khuôn viên chùa để phổ biến đến bà con sách báo, tài liệu, tin tức bằng tiếng Việt và tiếng Đức liên quan đến nhân quyền và chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Vì sao phải chống đường lưỡi bò?

Độc chiếm biển Đông là âm mưu lâu dài, nhất quán của Trung Quốc. Biển Đông là quyền lợi chính đáng và tương lai của Việt Nam. Vì vậy việc chống lại mọi mưu đồ từ những hành động nhỏ nhặt nhất hợp thức hóa cái yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” phải là chiến lược nhất quán của toàn quốc gia, toàn bộ hệ thống chính trị, từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cho đến mọi người dân…

Nhóm nhạc BlackPink. Ảnh: Lao Động

Bản đồ đường chín đoạn và thời văn hóa giải trí

Câu chuyện ban nhạc Hàn Quốc được một công ty Trung Quốc đưa đến Việt Nam biểu diễn, mở ra những thách thức mới đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề đối phó toàn diện với cả một hệ thống tuyên truyền rộng lớn tinh vi và kiên trì của Trung Quốc từ suốt nhiều năm nay.

"Đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông. Ảnh: RFA

“Đường lưỡi bò” không chỉ gây xung đột ngoài biển mà còn cả trên đất liền

Chỉ trong vòng 3 ngày, hai sự kiện văn hóa đình đám ở Việt Nam phải đối mặt với việc bị cấm hoặc tẩy chay, vì có liên quan đến hình ảnh “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Đầu tiên là thông tin Cục Điện ảnh ra lệnh cấm chiếu đối với bộ phim Barbie của hãng Warner Bros do xuất hiện hình ảnh được cho là “đường lưỡi bò” trong một cảnh quay, còn mới đây nhất là làn sóng tẩy chay show diễn của ban nhạc Hàn Quốc, BlackPink, vì sự xuất hiện của đường chín đoạn ở trang web của đơn vị tổ chức.