Vì sao phải chống đường lưỡi bò?

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Nhìn trên bản đồ, cái đường lưỡi bò vô lý của người Trung Quốc tự vẽ ra kia là một cái sự cực kỳ láo toét với Việt Nam: theo hình vẽ thì họ chiếm hết biển Đông! Bịt chặt hầu như mọi đường giao lưu với thế giới của chúng ta. Ta có thể hình dung thế này: chúng ta có căn nhà phố mặt tiền, vậy mà tay hàng xóm du côn bỗng tuyên bố toàn bộ khoảng lưu không trước mặt ngôi nhà là vỉa hè, đường đi… là của riêng nhà hắn! Vô lý chưa?

2. Căn cứ vào Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS 1982), thì cái đường lưỡi bò kia hoàn toàn bị bác bỏ, bởi nó không có bất cứ một cơ sở nào quy định trong công ước. Đây hoàn toàn là trí tưởng tượng của người Trung Quốc. Mà luật pháp và chủ quyền quốc gia phải dựa trên các căn cứ pháp lý chứ không phải là trí tưởng tượng!

3. Cũng căn cứ vào UNCLOS 82, Việt Nam đương nhiên có chủ quyền về một vùng thềm lục địa mênh mông và giàu tài nguyên ở biển Đông: quyền tài phán khai thác. Âm mưu chiếm trọn biển Đông của ông hàng xóm xấu tính là nhằm vào những nguồn lợi đáy biển còn chưa được khai thác này. Mà quyền lợi luôn là cuộc đấu gay gắt nhất giữa các quốc gia. Chủ quyền hợp pháp về vùng thềm lục địa ở biển Đông của chúng ta theo UNCLOS 82 quyết không phải là thứ để nhân nhượng hay đàm phán: nó đương nhiên thuộc về Việt Nam!

4. Kể từ khi công bố yêu sách đường lưỡi bò, Trung Quốc (dưới mọi chính thể) chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chiếm trọn biển Đông. Họ luôn luôn làm mọi cách, mọi nơi, mọi lúc để thể hiện cái chủ quyền tưởng tượng này! Nếu không có sự phản đối gay gắt của quốc tế, họ đã dùng vũ lực cưỡng chiếm rồi!

5. Nhận thức rõ mưu đồ của Trung Quốc, vậy Việt Nam phải làm gì để chống lại và phá tan yêu sách phi lý này?

– Cùng các nước Đông Nam Á có liên quan (Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia) đoàn kết chặt chẽ, dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA để đấu tranh pháp lý, đòi họ phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

– Dựa vào UNCLOS 82 kiện tiếp họ ra tòa quốc tế, yêu cầu tòa công nhận chủ quyền theo luật của chúng ta và bác bỏ yêu sách phi lý của họ.

– Hợp tác chặt chẽ với các nước có liên quan về vấn đề TỰ DO HÀNG HẢI như: Nhật, Mỹ, Úc, Hàn, Anh, Pháp… để ép Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

6. Trung Quốc hiện là một nước lớn, tiềm lực mọi mặt mạnh. Nếu họ bất chấp luật pháp quốc tế, dùng vũ lực cưỡng chiếm biển Đông thì chúng ta phải làm gì? Đây là bài toán cần đặt thường trực trên bàn làm việc của những nhà chính trị có trách nhiệm với đất nước! Lời giải không chỉ có một, mà phải là lời giải tổng hợp: sức mạnh của đất nước hòa cùng với sức mạnh của bạn bè trên thế giới mới hóa giải được!

Còn ai là bạn bè, thiết tưởng chúng ta phải xác định xong từ lâu!

7. Độc chiếm biển Đông là âm mưu lâu dài, nhất quán của Trung Quốc. Biển Đông là quyền lợi chính đáng và tương lai của Việt Nam. Vì vậy việc chống lại mọi mưu đồ từ những hành động nhỏ nhặt nhất hợp thức hóa cái yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” phải là chiến lược nhất quán của toàn quốc gia, toàn bộ hệ thống chính trị, từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cho đến mọi người dân. Bất kỳ điều gì có liên quan đến “đường lưỡi bò” đều không được phép hiện diện tại Việt Nam! Đó là mệnh lệnh và lương tâm của mọi người dân yêu nước Việt!

Nguồn: FB Canh Tranthanh

XEM THÊM:

Hãy tham gia ký kiến nghị thư để gia tăng trọng lượng của tiếng nói,
củng cố lập trường của người dân Việt: Hoàng Sa là của Việt Nam 
tại đây

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”