đường lưỡi bò

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Vì sao phải chống đường lưỡi bò?

Độc chiếm biển Đông là âm mưu lâu dài, nhất quán của Trung Quốc. Biển Đông là quyền lợi chính đáng và tương lai của Việt Nam. Vì vậy việc chống lại mọi mưu đồ từ những hành động nhỏ nhặt nhất hợp thức hóa cái yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” phải là chiến lược nhất quán của toàn quốc gia, toàn bộ hệ thống chính trị, từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cho đến mọi người dân…

Nhóm nhạc BlackPink. Ảnh: Lao Động

Bản đồ đường chín đoạn và thời văn hóa giải trí

Câu chuyện ban nhạc Hàn Quốc được một công ty Trung Quốc đưa đến Việt Nam biểu diễn, mở ra những thách thức mới đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề đối phó toàn diện với cả một hệ thống tuyên truyền rộng lớn tinh vi và kiên trì của Trung Quốc từ suốt nhiều năm nay.

"Đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông. Ảnh: RFA

“Đường lưỡi bò” không chỉ gây xung đột ngoài biển mà còn cả trên đất liền

Chỉ trong vòng 3 ngày, hai sự kiện văn hóa đình đám ở Việt Nam phải đối mặt với việc bị cấm hoặc tẩy chay, vì có liên quan đến hình ảnh “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Đầu tiên là thông tin Cục Điện ảnh ra lệnh cấm chiếu đối với bộ phim Barbie của hãng Warner Bros do xuất hiện hình ảnh được cho là “đường lưỡi bò” trong một cảnh quay, còn mới đây nhất là làn sóng tẩy chay show diễn của ban nhạc Hàn Quốc, BlackPink, vì sự xuất hiện của đường chín đoạn ở trang web của đơn vị tổ chức.

Trong bức hình bản đồ thế giới, phía dưới phần châu Á, có một đường đứt đoạn cực kỳ vô duyên. Ảnh: FB Duan Dang

Vấn đề tẩy chay “Đường lưỡi bò”

Trước hết, chúng ta không được quên “đường lưỡi bò” không chỉ đơn giản là những vạch đứt đoạn trên một bản đồ hay hình họa. Nó là biểu hiện của sự bành trướng và xâm lược. Đằng sau nó tiếng kêu khóc của vô số ngư dân bị chèn ép, cướp bóc và bách hại trên biển. Nó là sự tước đoạt sinh kế của người dân, của công cuộc phát triển, khai thác tài nguyên của đất nước và là sự xâm chiếm trắng trợn không gian sinh tồn của dân tộc.

Vì thế, không thể có chuyện nhân nhượng với bất kỳ ý đồ tuyên truyền nào cho “đường lưỡi bò”…

Tuyên bố: Phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (tiếp theo và hết)*

Hiện nay Trung Quốc tiếp tục bất chấp, giẫm đạp mọi luật pháp quốc tế, tiếp tục ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, xem Biển Đông trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là ao nhà của Trung Quốc, gây khó khăn cho cuộc sống của ngư dân Việt Nam, đồng thời phá hoại hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…

Trung Quốc dồn dập bành trướng ở Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Trung Quốc dồn dập bành trướng ở Biển Đông

Nhân lúc cả thế giới tập trung vào cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine, Trung Quốc bất ngờ tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ trong 3 ngày. Thông qua hoạt động tập trận dài ngày, Trung Quốc có ý định mở rộng, thăm dò trên khắp các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Phái đoàn đại diện 80 đoàn thể, cộng đồng trao Lá Thư Chung về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật. Từ trái: Hoàng Dung (đại diện Việt Tân), GS Kojima Takayuki (đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản), ông Nguyễn Quốc (Phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom) và ông Nguyễn Tuấn (đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản). Ảnh chụp trước Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, 24/8/2020.

Trao Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

Sau khi tiếp nhận Lá Thư Chung và lắng nghe ý kiến của phái đoàn, đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Yamamoto Modo đã nói lời cảm ơn đến phái đoàn và nhất là nhờ phái đoàn chuyển lời cảm kích của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đến các Đoàn Thể, Cộng Đồng đã đứng tên trong Lá Thư Chung.

Ông Yamamoto nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia ở Á Châu do đó không thể làm ngơ trước những đe dọa đối với nền hòa bình chung trong khu vực.

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Hơn 80 Tổ Chức, Đoàn Thể gởi thư chung kêu gọi 3 quốc gia Anh, Nhật, Ấn bác bỏ yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông

Các cường quốc dân chủ cần phải cương quyết chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của Quý Vị kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

Ý nghĩa về sự hiện diện 3 hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tại Biển Đông

Sau khi chính thức lên tiếng ủng hộ lập trường và chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia bằng công hàm (gởi Tổng Thư Ký LHQ hôm 1/6/2020) bác bỏ đường lưỡi bò, Hoa Kỳ bắt đầu hành động. Nói cách khác, Hoa Kỳ khai triển cùng một lúc 3 hàng không mẫu hạm trên Thái Bình Dương, nhằm đưa ra một thông điệp răn đe rõ ràng nhất cho Bắc Kinh nếu tiếp tục phiêu lưu quân sự.

Một bản đồ được gọi là "chuẩn" của Trung Quốc, với chú thích "Trung Quốc không có phần nào bị bỏ sót" trên Sina Weibo. (Web Việt Tân edited)

Bắc Kinh mở chiến dịch tuyên chiến với các bản đồ “thiếu đường lưỡi bò”

Hôm 26/5, tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho biết, chính quyền thủ đô Bắc Kinh sẽ khởi động chiến dịch tuyên chiến với tất cả các bản đồ “có vấn đề,” bao gồm các bản đồ “thiếu đường chín đoạn,” đe dọa đến sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Các bản đồ “có vấn đề” được giới chức nước này xác định là bản đồ mô tả không chính xác lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, các đảo ở Biển Đông, đường chín đoạn (đường lưỡi bò), và cả việc viết không đúng tên gọi các đảo…

Nhà nước Việt Nam thất bại trước mưu đồ quảng bá đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trong thời gian gần đây ngày càng xuất hiện nhiều ấn phẩm, sản phẩm in hình đường lưỡi bò tại Việt Nam bị cư dân mạng phát hiện. Câu hỏi đặt ra là, các cơ quan nhà nước CSVN tắc trách vì thờ ơ không quan tâm đến vấn đề chủ quyền của quốc gia hay họ đang trở thành công cụ cho chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh?