Trung Quốc dồn dập bành trướng ở Biển Đông

Trung Quốc dồn dập bành trướng ở Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân lúc cả thế giới tập trung vào cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine, Trung Quốc bất ngờ tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ trong 3 ngày. Thông qua hoạt động tập trận dài ngày, Trung Quốc có ý định mở rộng, thăm dò trên khắp các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Thông báo được đăng trên website của Cục Hải Sự Trung Quốc vào ngày 26 tháng Ba, 2022, cho thấy quân đội nước này tiếp tục tập trận ở Biển Đông, trong đó có một cuộc tập trận bắn đạn thật 3 ngày ở Vịnh Bắc Bộ từ 7 giờ ngày 30 tháng Ba đến 18 giờ ngày 1 tháng Tư, cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận.

Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 17 cuộc tập trận ở Biển Đông, có 5 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ. Trong đó còn có 2 cuộc tập trận diễn ra từ ngày 4-15 tháng Ba và từ ngày 19 tháng Ba đến ngày 9 tháng Tư, Trung Quốc có phần lấn sang EEZ của Việt Nam, thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982.

Phạm vi tập trận lần này cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ yêu sách phi pháp – “đường lưỡi bò.”

Với nhu cầu về tài nguyên, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thăm dò khảo sát tại khu vực Biển Đông, và thậm chí nước này sẽ thực hiện những cuộc khảo sát bí mật hơn trong những vùng biển cấm.

Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang và sẽ thông qua các cuộc tập trận để mở rộng khảo sát trên khắp các vùng EEZ của những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Có thể thấy rằng Trung Quốc nhân cơ hội cả thế giới hướng về Ukraine để tổ chức nhiều cuộc tập trận, thăm dò trên Biển Đông hơn, các cuộc tập trận được tiến hành nhằm thúc đẩy cơ hội để Bắc Kinh đạt được các tham vọng ở Biển Đông.

Theo quy định của Công Ứơc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), các hoạt động thăm dò tại EEZ của nước khác cần phải có sự chấp thuận của nước đó, tuy nhiên những hoạt động trong EEZ các nước khác của Trung Quốc hầu như không xin phép và đều bị các nước lên tiếng phản đối, chỉ trích và yêu cầu giải trình.

Điển hình như vụ các tàu khảo sát Trung Quốc xâm phạm EEZ Việt Nam (HD8 năm 2019, HD4 năm 2020), Malaysia (HD8 năm 2020) và Indonesia (Hướng Dương Hồng, HD10 năm 2021).

Không chỉ vậy, tàu khảo sát Trung Quốc còn thường xuyên vi phạm EEZ của các nước tại Nam Thái Bình Dương như đảo Guam (Mỹ), New Guinea, phía Bắc Biển Australia… Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang coi thường và không tôn trọng các quy định trong UNCLOS 1982 nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung.

Các học giả quốc tế cho rằng Trung Quốc tận dụng số liệu khảo sát để lập bản đồ các nguồn tài nguyên phi sinh học trong EEZ các nước; vẽ bản đồ đáy biển tại khu vực Biển Đông để các tàu ngầm của nước này có thể dễ dàng di chuyển và hoạt động mà không phải lo ngại về va chạm với các địa hình đáy biển như vụ tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ.

Diễm Quỳnh – FB Việt Tân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.