Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải Quân Trung Quốc (PLAN) ngày 23/4/2009, cùng ngày Trung Quốc đã đưa một đoạn phim lên YouTube về trận đánh 14/3/1988: “Trung Quốc nổ súng chiếm Trường Sa”. Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của Hải Quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ, co cụm giữa trận địa trong “Vòng Tròn Bất tử”, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể nào tránh khỏi.

Sáu mươi tư (64) chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh ngày hôm đó. Chín (9) người sống sót bị Trung Quốc giam cầm ba năm trước khi được thả. Ngày nay, Trung Quốc đã chiếm đóng Gạc Ma và thêm sáu thực thể trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến nó thành những hòn đảo nhân tạo có căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đất đối đất và đất đối không.

Kể từ sau vụ thảm sát Gạc Ma, Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông. Chiến lược của họ là sử dụng sự đe dọa đến từ sức mạnh quân sự, vốn không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng khu vực nào, làm nền tảng cho việc tuyên bố chủ quyền; những tuyên bố trái với pháp luật quốc tế.

Như trên là hành vi giết người man rợ dùng tàu chiến tấn công tàu vận tải, dùng súng bắn giết người trên biển không vũ trang. Qua những hành động ngang ngược tàn bạo này, Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam, chà đạp lên quy định của luật pháp quốc tế.

Liên Xô (Nga) làm lơ khi máy bay chiến đấu tàu ngầm hạm đội Liên Xô đang đóng ở Cam Ranh trong thời gian Hiệp định An ninh Xô – Việt còn hiệu lực vì trong thời điểm 1988 họ nhận thấy hợp tác với Trung Quốc có lợi hơn với Việt Nam, nên cũng sẵn sàng chà đạp lên hiệp định An ninh Việt – Xô.

Sau chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình cuối năm 2023, tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể:

– Ngày 28 và 31 tháng 12 năm 2023 các tàu CHINA COAST GUARD 5205 và 5305 đã hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, riêng tàu 5305 đi rất gần bờ biển Quy Nhơn.

– Tháng 1 năm 2024, Tàu Hướng Dương Hồng 10, tàu 5204 và 5202 (Trung Quốc) nằm ở ven vùng kinh tế Việt Nam, tàu 5402 và 5901 tàu Hải cảnh lớn nhất và hiện đại nhất, tiếp tục quấy rối Bãi Tư Chính chưa biết lúc nào dừng lại.

– Mới đây, ngày 1/3/2024, Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố đường cơ sở thẳng cho phần của Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức công bố 2004). Sự công bố này vi phạm khoản 3 điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).

Hiện tại Trung Quốc đang gây rối Philippines để chiếm trọn vùng biển Scarborough.

Sự kiện mất Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trung Quốc cướp các đảo của Việt Nam ở Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 và diễn biến tình hình Biển Đông, khu vực Đông Nam Á cũng như thế giới cho đến nay càng khẳng định một chân lý, đó là Việt Nam không thể tin tưởng một cách hão huyền vào cái gọi là “tình đồng chí quốc tế vô sản có chung ý thức hệ, có chung vận mệnh”, mà chỉ có thể đứng vững bảo vệ đất nước và quyền lợi dân tộc bằng chính nội lực của mình.

Sự liên kết hợp tác với các nước bên ngoài là cần thiết, nhưng chỉ trong những thời điểm lịch sử cụ thể khi các bên có cùng chung lợi ích, hết quyền lợi thì một hiệp định liên minh nào đó với Việt Nam cũng sẽ trở thành vô giá trị, như trường hợp Liên Xô sẵn sàng bỏ rơi Việt Nam vào bất kỳ lúc nào. (Bài học tại Hội nghị San Francisco 1951 vẫn còn nguyên giá trị).

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức Xã Hội Dân Sự và cá nhân tuyên bố:

1. Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước Phương Tây, Mỹ, Nhật, Úc… để phát triển kinh tế và nâng cao hiện đại hóa năng lực quốc phòng, hiệp lực đấu tranh chống các hành vi vi phạm luật pháp của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế.

2. Đẩy nhanh các hiệp định song phương với các nước trong khối ASEAN, trước mắt là xác định Vùng biển chồng lấn vùng Đặc quyền kinh tế, tiến tới hợp tác chung về kinh tế an ninh quốc phòng với Malaysia, Indonesia, Philippines, Cambodia, Brunei…

3. Cùng các nước ASEAN yêu cầu Trung Quốc thực thi phán quyết vào năm 2016 của của TÒA THƯỜNG TRỰC được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982 liên quan đến kết quả vụ kiện của Philippines để không bị mất thêm biển đảo, đồng thời ngăn ngừa Trung Quốc mưu toan cưỡng chiếm mở rộng vùng biển một cách phi lý và phi pháp trên Biển Đông.

4. Trong lúc này, nhà nước phải hết sức tiết kiệm các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng, động viên sức mạnh toàn dân. Muốn thế phải xử lý mạnh tay bọn tham nhũng theo đúng luật điều 353, 354 điểm 1,2,3,4 Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 (chỉ cần tham nhũng 2 triệu đồng là vào tù, từ 1 tỷ trở lên là chung thân hoặc tử hình). Không được dung dưỡng tham nhũng bằng cách đứng trên luật pháp, chà đạp luật pháp, hành xử vô nguyên tắc kiểu tha hoặc giảm nhẹ hình phạt cho những kẻ tham nhũng “không có động cơ vụ lợi,” hoặc nộp tiền tham nhũng đã bị cơ quan công quyền phát hiện thì được tha.

Trái lại, đã tham nhũng là phải xử lý nghiêm theo luật đã ban hành; đã gây thiệt hại về kinh tế thì kẻ phạm tội phải bị tịch thu tài sản ở cả trong lẫn ngoài nước. Văn hóa và nhân văn cần được hiểu theo nghĩa phải xem xét mọi can nhân, phạm nhân với tư cách là con người, không được dùng nhục hình tra tấn cưỡng bức hoặc đối xử vô nhân đạo với họ trong lúc lập hồ sơ truy tố cũng như trong lúc thi hành án. Văn hóa, nhân văn không được hiểu theo nghĩa tha bổng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi tham nhũng.

5. Để động viên phát huy sức mạnh của toàn dân, nhà nước cần thực thi ngay Điều 25 của Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”… Như vậy sẽ khơi dậy tính tích cực xã hội của toàn dân, giúp Nhà nước làm trong sạch bộ máy, sớm phát hiện, đưa những kẻ bất tài, kém đạo đức ra khỏi hệ thống chính trị, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo trước đối với những kẻ mưu toan tham nhũng. Hệ thống chính trị được điều hành bởi người có Phẩm chất và Năng lực phù hợp, đó là điều kiện để đoàn kết toàn dân, phát triển và bảo vệ đất nước hiệu quả.

6. Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Ngày 10 tháng 3 năm 2024

(Kính mời Quý Tổ chức và Quý Vị tham gia ký tên xin gửi về paracelle19011974@gmail.com) để cập nhật.

Tổ chức Xã hội Dân sự:

1. Lập Quyền Dân, Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện
2. Diễn đàn Xã Hội Dân Sự, TSKH Nguyễn Quang A, đại diện
3. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Đình Cống, đại diện
4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, TS Hà Sĩ Phu, đại diện
5. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Phú Khải đại diện
6. Ban Vận Động Văn Đoàn độc lập, PGS TS Hoàng Dũng đại diện
7. Ủy Ban ĐT/CT CĐ Liên Châu, ông Nguyễn Sơn Hà đại diện
8. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Nguyễn Huệ Chi đại diện

Cá nhân:

1. Ông Nguyễn Khắc Mai, Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn Hóa Minh Triết, Hà Nội
2. Ông Nguyễn Quang A, TSKH. Hà Nội
3. Bà Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
4. Ông Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, TP.HCM
5. Ông Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
6. Bà Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
7. Ông Võ Văn Thôn, nguyên GĐ sở Tư Pháp tp HCM, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
8. Ông Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy Dalat, Lâm Đồng
9. Ông Lê Phú Khải, nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
10. Ông Vũ Trọng Khải, PGS Tiến Sĩ chính sách nông nghiệp, TP.HCM
11. Bà Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCMTP.HCM
12. Ông Nguyễn Đình Cống, GS ngành xây dựng, Hà Nội
13. Ông Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ, Đà lạt, Lâm Đồng
14. Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông, TP.HCM
15. Phan Đắc Lữ, nhà thơ CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
16. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Saigon
17. Nguyễn Sơn Hà
18. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn Ngữ học, Saigon
19. Trần Minh Thảo, viết văn, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Lâm Đồng, Việt Nam
20. Trần Văn Quyến, TS, Hà Nội
21. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, Hoàng Mai, Hà Nội
22. Trần Công Tâm, hưu trí, Saigon
23. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu
24. Bùi Nghệ, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
25. Daniel Thiều Thị Tân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
26. André Menras (Hồ Cương Quyết) nhà giáo Pháp – Việt, CLB Lê Hiếu Đằng, Paris, Pháp
27. Lê Thân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
28. Tieng Nguyen, Tekniker, Steven, Đan Mạch
29. Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ VN tại Hà Lan, Hà Nội
30. Nguyễn Thành Phương, Bà Rịa Vũng Tàu
31. Đặng Tiến Dũng
32. Lê Văn Thưa
33. Nguyễn Hữu Đổng PGS TS; giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội
34. Lê Phước Sinh, Cựu giáo chức Tp HCM
35. Nguyễn Thị Ngọc Lan, hưu trí 33
36. Nguyễn Hữu Đổng PGS TS; giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội
37. Đỗ Thịnh, Tiến sĩ kinh tế, hưu, Hà Nội
38. Đỗ Thành Nhân MBA – Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi
39. Lê Hồng Danh
40. Huỳnh Quốc Huy, Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp, Nam California, Hoa Kỳ
41. Nguyễn Huệ Chi, Giáo Sư Ngữ văn, Hà Nội
42. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y Khoa, Autralia
43. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Saigon
44. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa, Saigon

(cập nhật ngày 11/3/2024)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.