Thảm sát Gạc Ma năm 1988: Bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên Biển Đông

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Ảnh minh họa: AMIT/ CSIS
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: Lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam? Sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/2024 là sự kiện lớn. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn, thay đổi cục diện Biển Đông một cách âm thầm.

Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, cho rằng hiện nay, thế giới tập trung vào nỗi lo ngại Trung Quốc tấn công Đài Loan. Thế giới cũng tập trung vào vào cuộc chiến ở Ukraine và những gì đang diễn ra ở Trung Đông. Trong khi đó, trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã âm thầm thay đổi cán cân quyền lực ở Châu Á mà không bị gặp phải bất kỳ trở ngại hay phản ứng có hiệu quả nào từ phía Mỹ.

Ông Greg Poling nói cho đến khoảng năm 2017 và 2018, tàu Trung Quốc muốn hoạt động ngoài khơi Malaysia hoặc miền Nam Việt Nam phải đi cách bờ biển Trung Quốc từ 800 đến 1.000 hải lý. Nhờ vào nỗ lực xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc và sau đó quân sự hóa các đảo đó ở quần đảo Trường Sa, các tàu Trung Quốc hiện đang tiến gần hơn đến nhiều vùng biển đang tranh chấp ngoài khơi Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Theo ông Greg Poling, bằng việc xây dựng các đảo này ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã đưa tuyến triển khai quân sự của mình tiến lên phía trước hơn một ngàn cây số. Lực  lượng quân sự của Trung Quốc đã tiến gần Philippines hơn các căn cứ của Mỹ. Họ cũng đã tiến đến gần bãi Tư Chính của Việt Nam hơn đất liền Việt Nam. Tức là căn cứ quân sự gần nhất của Trung Quốc nằm gần mỏ dầu khí ở bãi Tư Chính của Việt Nam hơn cả khoảng cách từ đất liền Việt Nam đến đó, vị giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở CSIS chỉ ra tình huống an ninh trên biển Đông ngày nay.

Tất cả những điều này là hoàn toàn xa lạ trước năm 1988, khi Trung Quốc còn chưa hiện diện ở Trường Sa. Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở TP.HCM cho rằng Việt Nam cần nhìn sự kiện thảm sát Gạc Ma năm 1988 trong bối cảnh rộng hơn về lịch sử nhận thức về biển và tiến ra biển của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, Trung Quốc có một tầm nhìn về biển xa và rộng. Từ hội nghị quốc tế về luật biển năm 1958 thì Trung Quốc đã đề nghị lãnh hải có 12 hải lý. Và sau này thì quốc tế cũng lựa chọn đề xuất của Trung Quốc. Ngoài ra, theo ông Hoàng Việt, Trung Quốc có một kế hoạch phát triển về phía biển từ sớm. Chiến lược này được thể hiện rõ nhất trong đệ trình của tướng hải quân nước này là Lưu Hoa Thanh năm 1982. Ông nói tiếp:

“Nếu muốn trở thành một cường quốc biển thì Trung Quốc phải nắm được biển Đông. Vì biển Đông là cửa ngõ cho Trung Quốc tiến ra biển. Để nắm được biển Đông thì họ phải nắm được Hoàng Sa và Trường Sa, những điểm tựa quan trọng của họ. Hoàng Sa thì họ đã chiếm hoàn toàn từ 1974. Còn Trường Sa thì họ lần đầu tiến xuống vào năm 1988 sau khi đánh chiếm Gạc Ma. Trước 1988 thì Trung Quốc không có sự hiện diện ở Trường Sa. Trung Quốc đã thấy một điều là nếu không có sự hiện diện ở đó thì bất lợi đối với họ. Cho nên họ đã ra tay để chiếm Gạc Ma năm 1988. Và sau đó là một loạt các đảo khác. Năm 1995 thì họ tiếp tục chiếm đá Vành Khăn từ tay Philippines. 

Cho đến nay, nhiều chuyên gia đã nói là trước khi Trung Quốc bồi lấp, cải tạo các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là trước 2014, thì họ vẫn đánh giá là Trung Quốc bị yếu về mặt quân sự. Do máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay ra tới Trường Sa thì sẽ bị hết nhiên liệu nếu chiến đấu trên không quá lâu. Quãng đường bay từ đất liền Trung Quốc tới Trường Sa quá xa.  

Nhưng đến nay, sau khi họ đã quân sự hóa được Trường Sa thì rõ ràng Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề đó. Họ có khả năng tạo ra một một sự đe dọa rất lớn với Biển Đông.” 

Ngoài ra, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cũng chỉ ra là năm 2013, Trung Quốc đã tuyên bố một vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ công bố một vùng nhận diện phòng không trên biển Đông, đặc biệt là ở những vùng họ kiểm soát được.

Tất cả những chuyển biến lớn về “thế trận” biển Đông như trên đều được bắt đầu từ sau sự kiện Gạc Ma năm 1988. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói về sự kiện xảy ra cách đây 36 năm trên quần đảo Trường Sa:

“Nó đánh dấu một bước Trung Quốc bắt đầu sử dụng vũ lực để tiến ra biển, xuống Trường Sa và chiếm biển Đông. Chúng ta thấy rằng sau sự kiện này thì Trung Quốc không có nhiều hoạt động mạnh trên biển Đông, ngoài sự kiện năm 1992, Trung Quốc cho một công ty Mỹ thăm dò trên bãi Tư Chính mà họ gọi là Vạn An Bắc. Việt Nam đã phản đối quyết liệt và Trung Quốc dừng lại. Sau đó đến những năm 2007 và đặc biệt là 2009 thì chúng ta mới lại chứng kiến một bước phát triển mới trong hành động và chiến lược của Trung Quốc đối với biển Đông.”  

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.