an ninh Biển Đông

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) tiếp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., tại Tòa Bạch Ốc hôm 1/5/2023. Ảnh minh họa: Alex Wong/ Getty Images

Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông đang đến gần

Châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ trở thành chiến địa giữa hai thế lực Mỹ và Trung Quốc. Những diễn biến quân sự và ngoại giao đang diễn ra cho thấy nguy cơ đó đang đến gần hơn bất cứ lúc nào.

Vào Thứ Tư, 10 tháng Tư, ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, sẽ đón tiếp hai nguyên thủ quốc gia Châu Á là ông Fumio Kishida, thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines. Cuộc họp thượng đỉnh giữa ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật và Philippines diễn ra vào lúc trên Biển Đông, Hải Quân ba nước cũng bắt đầu chiến dịch tuần tra chung.

Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận với nhiều tàu sân bay lớn nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hình chụp ngày 31/1/2024. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ và các đồng minh sẽ tiến hành tuần tra chung chống lại Trung Quốc

Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông – một động thái nhằm đối phó với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc tuần tra ba bên này là một phần trong “gói sáng kiến” mà các nhà lãnh đạo cao nhất của ba nước sẽ công bố trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của họ sẽ diễn ra vào ngày 11/4 tới – mạng báo Politico của Mỹ – cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin về kế hoạch này.

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Ảnh minh họa: AMIT/ CSIS

Thảm sát Gạc Ma năm 1988: Bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên Biển Đông

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: Lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam?

Biển Đông 2024: “Vạc dầu Châu Á” sôi trào

Hãy nhớ lại câu nói mà Tập nhắn nhủ với “người bạn thân thiết” Putin vào tháng 3/2023 “Hiện nay, có những thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm. Khi chúng ta sát cánh bên nhau, chúng ta sẽ thúc đẩy những thay đổi này.”

Đúng như Tập Cận Bình nhận định, đây đang là một thời điểm vàng cho ông ta và Putin theo đuổi những giấc mộng điên rồ nhất. Trong tình huống này, cả Đài Loan và Bãi Tư Chính của Việt Nam đều là những mục tiêu trong tầm ngắm, cân nhắc của Trung Nam Hải.

Đường di chuyển của tàu khảo sát Trung Quốc trong hai tháng 5 và 6, 2023 theo mô hình chữ "Trung" ( “中”) ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Ảnh minh họa: Raymond Powell/ Sealight Project

Liệu “sấm” Trạng Trình có đúng?

Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, trên nhiều trang mạng xã hội, các hội nhóm có người đã trích dẫn đoạn thơ được cho là một câu sấm của Trạng Trình và bày tỏ lo ngại về biến chuyển thời cuộc, liên hệ về khoảng thời gian ứng nghiệm của câu thơ, cũng như những diễn biến địa chính trị trên thế giới và khu vực càng khiến đề tài thêm thú vị, nhận được quan tâm của dư luận.

“Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.”

Tàu khu trục Hoa Kỳ USS Hopper. Ảnh: Do Hạm Đội 7 của Mỹ cung cấp - US Navy/ AFP

Mỹ có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Cuối tháng 11/2023, Hoa Kỳ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau “khuấy động tình hình ở Biển Đông” sau vụ tàu khu trục Mỹ USS Hopper có trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh lên án Mỹ “xâm nhập hải phận” của Trung Quốc. Washington khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển.

RFI Việt ngữ xin giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư Barthélémy Courmont – Đại Học Công Giáo Lille, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp.

Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ phát biểu tại Soeul, Nam Hàn, hôm 9/11/2023, cam kết Hoa Kỳ vẫn coi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là quan trọng. Ảnh: Jung Yeon-Je/ Pool/ Getty Images

Mỹ căng sức, Châu Á lo sợ

Hai cuộc chiến tranh bất ngờ ở Ukraine và Trung Đông đang kéo căng sức lực của Hoa Kỳ cả về quân sự, tài chính, và ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden. Liệu nước Mỹ có đủ sức vừa viện trợ cho Ukraine và Israel vừa giúp các đồng minh đương đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á? Câu trả lời thuộc về thời tương lai nhưng tại các thủ đô Châu Á đã có những tiếng nói hoài nghi và lo lắng.

Hình chụp ngày 22/9/2023 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn ngang trước mũi tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. Ảnh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images

Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.