Đối thoại an ninh: Mỹ lên án hành động “phi pháp” của Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần đến các tàu đánh cá Philippines ở ngoài khơi Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông ngày 23/09/2015. Ảnh: AP - Renato Etac
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoa Kỳ và Trung Quốc có cuộc đối thoại đầu tiên liên quan đến các bất đồng trên biển, trong đó Biển Đông là một trọng tâm. Trong cuộc họp tại Bắc Kinh hôm qua, 03/11/2023, phía Mỹ đã lên án các hành động “phi pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tham gia cuộc đối thoại có ông Mark B. Lambert, người phụ trách chính sách Trung Quốc của bộ Ngoại Giao Mỹ, và vụ trưởng vụ Biên giới và Hải dương, bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lượng (Hong Liang). Sau cuộc họp, bộ Ngoại Giao Mỹ ra một thông báo nhấn mạnh đến “các quan ngại” của Hoa Kỳ về “các hành động nguy hiểm và phi pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm việc tàu Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại Bãi Cỏ Mây (Seconde Thomas Shoal) hôm 22/10, và việc máy bay Trung Quốc tiếp cận ở khoảng cách không an toàn với phi cơ Mỹ hôm 24/10.”

Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết: “Những cuộc tham vấn này là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm duy trì các kênh liên lạc cởi mở và quản lý một cách có trách nhiệm quan hệ Mỹ-Trung,” “Hoa Kỳ nhắc lại việc cần thiết nối lại các kênh liên lạc về quân sự, bao gồm cả giữa các cấp điều hành, để tránh thông tin bị sai lệch và tính toán sai lầm.” Việc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc áp sát oanh tạc cơ B-52 của Không Quân Mỹ ở cự ly chỉ vài mét hôm 24/10 tại Biển Đông cho thấy nguy cơ căng thẳng Mỹ – Trung vượt tầm kiểm soát, bùng nổ thành xung đột, là nhãn tiền, theo ghi nhận của cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Trung Quốc và Đài Loan, Rick Waters, giám đốc điều hành của Eurasia Group (trả lời South China Morning Post  – SCMP hôm 02/11).

Theo SCMP, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay, 04/11, cũng ra một thông báo về cuộc tham vấn song phương đầu tiên về các vấn đề hàng hải, bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và thường xuyên tiến hành các hoạt động trinh sát nhắm vào Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Washington ngừng xúi giục “các nước liên quan” tại Biển Đông “có các động thái gây hấn.”

Hai phía Mỹ, Trung đều nhận định cuộc trao đổi hôm qua diễn ra “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng.” Theo SCMP, đây là một diễn đạt ngoại giao ngụ ý “các đàm phán đạt được ít tiến bộ.” Tuy nhiên, “nhiều nhà quan sát ghi nhận chỉ riêng việc Mỹ – Trung nối lại đàm phán cũng là điều quan trọng, trong bối cảnh quan hệ thế đối đầu song phương gia tăng từ nhiều năm nay.”

Cuộc họp nói trên của giới chức ngoại giao hai nước diễn ra tiếp theo một số cuộc hội kiến cấp cao, trong đó có cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại Washington hồi tháng trước.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.