Hội Thảo 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm – Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong vùng Thái Bình Dương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 11 tháng 1, năm 2024

Hội Thảo 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm

Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định
trong vùng Thái Bình Dương

Một buổi hội thảo tại Quốc Hội Hoa Kỳ đánh dấu 50 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng, năm 2024, từ 3 giờ đến 4 giờ 30 chiều trong Rayburn House Office Building, phòng 2060. Buổi hội thảo do Việt Tân tổ chức, với sự hỗ trợ của một số Dân Biểu lưỡng đảng.

Các diễn giả được mời gồm có Dân Biểu Chris Smith, thành viên thâm niên Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ kiêm chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội và Hành Pháp Về Trung Quốc; Dân Biểu Young Kim, chủ tịch Tiểu Ban Về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ; Dân Biểu Lou Correa, đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam; Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân; Luật sư Chris MacLeod, thuộc tổ hợp luật sư Cambridge LLP từ Canada, và Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh. Danh sách Dân Biểu và diễn giả sẽ được tiếp tục cập nhật.

Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Trong những năm sau đó, Trung Quốc tiếp tục bành trướng trên Biển Đông và đã chiếm một số đảo thuộc chủ quyền Việt Nam (năm 1988) cũng như thuộc về Phi Luật Tân (năm 2012).

Việc Trung Quốc xâm lược và tiếp tục chiếm đóng phi pháp Quần Đảo Hoàng Sa cùng các đảo thuộc Trường Sa vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Gần đây nhất, bản đồ “10 đoạn” của Trung Quốc đơn phương áp đặt chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, trực tiếp đe dọa an ninh trong vùng và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận.

Hoa Kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ hòa bình, ổn định, và nền thịnh vượng chung trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Quốc Hội Mỹ cần có những hành động để củng cố và tăng cường vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ và khả năng đối phó với thử thách trong vùng.

Mọi chi tiết xin liên lạc Ông Trần Quốc Dzũng qua email dtran@viettan.org hoặc số điện thoại (240) 244-6566.

###

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.