Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí

Người dân xếp hàng dài ở UBND phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội chiều 9/8 để xin xác nhận giấy đi đường, tăng nguy cơ lây nhiễm. Ảnh: Vnexpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội hiện nay, trước đó là bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ. Nhưng khi lãnh đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid tại Hà Nội, có vẻ ông không dựa vào khoa học và công nghệ. Tôi xin dẫn chứng:

1/ Khi tổ chức tiêm phòng vaccine, Hà Nội loại người cao tuổi và có bệnh nền ra khỏi danh sách những người tiêm phòng, trái với những khuyến cáo của WHO. Sau khi có ý kiến của nhiều chuyên gia, Hà Nội tuy xếp những người này vào diện ưu tiên (thứ 8, nhưng thực tế vẫn không tập trung tiêm cho họ, nên còn rất nhiều người trong số họ chưa được tiêm, dù khoảng 30% người trưởng thành ở Hà Nội đã được tiêm ít nhất một liều.)

2/ Hôm qua, Hà Nội buộc những người (được đi làm theo Chi thị 16) phải có giấy đi đường do cấp phường cấp, khiến trụ sở UBND phường và những địa điểm kiểm soát đi lại thành nơi tập trung đông người, trái với nguyên tắc 5K mà Bộ Y tế và Chính phủ yêu cầu. Chưa kể Hà Nội yêu cầu nhiều loại giấy tờ mà người đi đường phải mang, đương nhiên khiến kiểm tra càng kéo dài, càng ách tắc.

3/ Hà Nội sắp tới định xét nghiệm trên diện rộng, lấy mẫu 300.000 người ở vùng dân cư và nhóm có nguy cơ cao, nhằm “quét sạch F0” từ 10/8 đến 17/8. Đây là một ý định tốt, nhưng duy ý chí vì với chủng loại Delta, và tính chất một đại đô thị, chiến dịch xét nghiệm này có nguy cơ diễn biến như TP.HCM, không thu được kết quả khả quan, mà còn tác nhân tăng lây nhiễm do có dịp tập trung đông người. Một số đô thị ở Trung Quốc có thể áp dụng mô hình này, nhưng là xét nghiệm toàn thành phố, chỉ trong 2 đến 3 ngày, và họ có đủ năng lực thực hiện đến hàng triệu xét nghiệm trong ngày, điều Việt Nam chưa thể làm được.

Tôi đề nghị Lãnh đạo Hà Nội cần lắng nghe các chuyên gia và học kinh nghiệm các nước khác, áp dụng triệt để khoa học và công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19, ví dụ như sau:

1/ Tập trung và ưu tiên tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 95% những người cao tuổi và có bệnh nền ở 11 quận nội thành và một số huyện có nguy cơ cao (Thanh Trì, Đông Anh), trong 1 đến 2 tháng tới. Nếu Hà Nội bùng phát dịch (như TP.HCM), những người được tiêm này sẽ tránh bị nặng và tử vong, giảm áp lực cho hệ thống y tế (có số liệu hơn 60% người tử vong ở TP.HCM là trên 60 tuổi). Đây là kết quả nghiên cứu khoa học của thế giới, ai cũng biết.

2/ Đối với người cần phải đi làm, áp dụng công nghệ để kiểm soát. Hà Nội có thể để các cơ quan, đơn vị đăng ký người đi làm trên một cổng thông tin điện tử (tên, số căn cước công dân, lịch trình, thời gian), nếu việc đăng ký quá nhiều , có thể yêu cầu những cơ quan đơn vị tự điều chỉnh lại cho hợp lý (dựa trên những nguyên tắc đã được định trước, tuỳ theo cơ quan, ngành nghề), và cấp cho mỗi người mã QR, để lực lượng kiểm tra có thể kiểm soát dễ dàng. Hà Nội có thể đề nghị các công ty viễn thông, phần mềm hợp tác, việc triển khai sẽ diễn ra nhanh và không cần tiếp xúc đông người. Lực lượng kiểm tra cũng chỉ kiểm tra theo xác suất, không cần chặn ồ ạt ở các điểm.

3/ Hà Nội cần chủ trương theo đúng danh tiếng “Hà Nội không vội được đâu,” tức chấp nhận do là thủ đô, nếu ở Việt Nam còn có dịch, ở Hà Nội phải chấp nhận có dịch (vì thủ đô không thể đóng cửa với các địa phương). Hà Nội nên học tập kinh nghiệm Singapore, hiện nước này có dân số ít hơn Hà Nội, nhưng mỗi ngày gần đây số ca nhiễm tương đương Hà Nội (hôm qua 9/8/2021 theo CDC Hà Nội, có 70 ca nhiễm Covid-19 mới, còn Singapore có 72 ca). Mặc dù là một trong những nước kiểm soát dịch tốt nhất thế giới (có tới 65 nghìn ca nhiễm, nhưng chỉ có 42 ca tử vong), nhưng Singapore thực hiện giãn cách thận trọng, dù vẫn duy trì nền kinh tế hoạt động tốt.

Là quốc đảo, cách biệt với các nước khác và một đại đô thị duy nhất, Singapore không theo hướng “zero ca nhiễm Covid-19.” Hiện nước này mở cửa từ từ, từng bước, phụ thuộc vào độ phủ sóng vaccine, họ dự kiến nếu đến 80% người trưởng thành tiêm đủ hai liều (và hầu hết người cao tuổi và người bệnh nền), vào đầu tháng 9 Singapore sẽ bước vào gia đoạn “bình thường” mới, không cần đếm ca nhiễm mới, chỉ quan tâm đến ca nặng và hạn chế tối đa ca tử vong (như họ đã thành công cho đến nay). Học kinh nghiệm của các nhà quản trị Singapore, nổi tiếng là quy củ, hiệu quả, Hà Nội cần mở cửa từng bước, phụ thuộc vào độ phủ sóng của vaccine.

Trước mắt sau 15 ngày gia hạn giãn cách theo Chỉ thị 16, Hà Nội từng bước cho các cửa hàng, dịch vụ mở lại có điều kiện, các cơ sở này phải đăng ký trên cổng điện tử, cam kết thực hiện theo 5K (như nêu ở trên), trước mắt hàng ăn uống chỉ được bán hàng mang đi. Người dân được phép tập thể dục ngoài trời, nhưng không được tụ tập từ 2 người trở lên, giữ khoảng cách, nếu thực hiện không đúng bị xử phạt mức cao nhất. Nếu như trên 50% người trưởng thành (và hầu hết người cao tuổi và người có bệnh nền) tiêm đủ hai liều, Hà Nội có thể mở cửa hoàn toàn các dịch vụ, kinh doanh, nhưng tuyệt đối tuân thủ 5k. Các cơ sở muốn mở cửa hoàn toàn buộc phải sử dụng camera (hiện giá rất rẻ) để chính quyền kiểm soát việc thực hiện. Thay vì xét nghiệm trên diện rộng, Hà Nội tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ xét nghiệm giá rẻ hơn (có thể bù giá).

Trận đội tuyển Việt Nam tiếp Australia trên sân Mỹ Đình 7/9/2021 tới cần được tổ chức như một mẫu hình Việt Nam (cụ thể là Hà Nội) sẵn sàng “bình thường mới,” như nhiều nước khác, dù trong đại dịch, áp dụng các phương pháp và công nghệ như các nước khác trong tổ chức thi đấu thể thao, dịch vụ giải trí và hợp tác với nước ngoài.

Hy vọng lãnh đạo Hà Nội lắng nghe ý kiến của nhân dân, ít nhất chúng ta ghi nhận họ đã kịp thời điều chỉnh về quy định “giấy đi đường” ngay trong hôm nay.

Chúc mọi người ở Hà Nội sẽ có cuộc sống “bình thường mới,” chắc từ giữa tháng 9/2021.

LS Trần Vũ Hải

Nguồn: FB Vu Hai Tran

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.