Hà Nội chơi trò giấu nhẹm những nhà đối kháng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ bắt cóc chị Bùi Thị Minh Hằng đã lan ra dư luận quốc tế, đặc biệt vừa xuất hiện trên Wall Street Journal (WSJ), cơ quan truyền thông hàng đầu về kinh tế và thời sự chính trị tại Hoa Kỳ. Kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây của WSJ
Ban Biện Tập WebVT

— –

Chiến thuật mới nhất để ém nhẹm những nhà đối kháng ở Việt Nam

Hà Nội tỏ ý muốn thắt chặt hơn quan hệ với Washington để đối lại với thái độ khiêu khích ngày một gia tăng tại Biển Đông của Trung Quốc. Washington thì muốn Hà Nội cải tiến về nhân quyền. Từ đó, cả hai phiá đang phải đối đầu với một thử thách mới qua trường hợp nhà đối kháng Bùi Thị Minh Hằng.

Mới đây bà Hằng bị đưa vào “cải tạo” tại trại lao động trong thời gian 2 năm vì đã biểu tình ôn hoà dù đó là một việc làm hợp pháp trong một quốc gia bình thường. Trong năm qua, Bà đã nhiều lần cùng với những người cùng chí hướng biểu tình phản đối việc Trung Quốc liên tục xâm lấn đất biển của Việt Nam.

Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với mọi người Việt Nam, và những cuộc biểu tình đó tạo nhiều bực bội trong quan hệ giữa Hà Nội và các đồng chí láng giềng ở Bắc Kinh. Nhiều nhà hoạt động và blogger khác cũng đã bị bắt giam trong thời gian 2 năm qua vì đã chỉ trích thái độ bất lực của Hà Nội trước những gây hấn của Trung Quốc.

Bà Hằng là một trường hợp đáng quan tâm trong chiến thuật đối phó của Hà Nội đối với những nhà đối kháng trong nước. Thay vì đi qua tiến trình phô diễn thường lệ là xử án và kháng án, bà Hằng đã bị kết tội một cách hấp tấp vội vã qua một thủ tục hành chánh thường được áp dụng đối với những kẻ phạm tội về ma túy hay các tội hình sự khác.

Dù không biết lý do chính xác của việc thay đổi thủ tục này người ta dự đoán là Hà Nội lo sợ vụ xử bà Hằng trở thành một màn trình diễn. Những nhà đối kháng khác đã dùng các phiên toà xử họ làm diễn đàn để chỉ trích chính quyền (nhà cầm quyền đã dùng băng keo để dán miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trong phiên xử vào năm 2007), và tiền đình toà án là một địa điểm hấp dẫn để biểu tình.

Vì vậy, bà Hằng đã bị lặng lẽ tống vào trại lao động mà gia đình không hề được biết. Khi tin về bà Hằng được loan ra thì con trai của Bà cũng đã bị giam giữ 1 ngày khi phân phát những tờ truyền đơn tìm mẹ với nội dung tìm người mất tích.

Điều đáng quan tâm hiện nay là Hà Nội sẽ áp dụng hình thức mà họ đã áp dụng đối với bà Hằng với những nhà đối kháng khác. Thế giới cần lưu ý đến mưu toan ém nhẹm để che giấu việc vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Trong tuần qua Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã chỉ trích việc giam giữ bà Hằng và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị. Trong khi đó, ngày hôm nay một phái đoàn của Liên Hiệp Âu Châu sẽ khánh thành cái được gọi là cuộc đối thoại hàng năm về nhân quyền với chính quyền Hà Nội. Trường hợp của bà Hằng chắc chắn sẽ là đề tài lớn trong nghị trình.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton muốn thắt chặt hơn quan hệ với Hà Nội nhằm củng cố sự ổn định tại vùng Biển Đông, tuy nhiên, bà Clinton cũng nhấn mạnh là Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa để cải thiện hồ sơ nhân quyền. Hà Nội biết là sự hợp tác chiến lược rộng lớn hơn với Tây phương nằm trong quyền lợi của Việt Nam. Và điều đó cho các lãnh đạo các quốc gia khác có tư thế để nêu lên trường hợp của bà Hằng và một số người khác.

Đăng trên trang 11 của The Wall Street Journal

CTM chuyển dịch.

Nguồn: http://online.wsj.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).