Hà Nội lại sắp đưa Gs. Phạm Minh Hoàng ra xử phúc thẩm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin tức mới vừa nhận được hôm nay cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đang chuẩn bị cho phiên xử phúc thẩm giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng vào ngày 29-11-2011 tới đây.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, bị nhà cầm quyền CSVN kết án 3 năm và 3 năm quản chế, với tội danh gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự”, trong phiên sơ thẩm hôm 10-08-2011 tại Sài Gòn.

Trước bản án bất công qua một phiên xử chỉ kéo dài 4 tiếng đồng hồ, chỉ vì những bài viết trên blog có nội dung bị cho là “xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”, ông Phạm Minh Hoàng và gia đình đã kháng án.

Hồi tháng 10 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã âm thầm định đưa ông ra xử phúc thẩm, và chỉ báo cho luật sư và gia đình biết trước ngày xử có 4 hôm, nên đã gặp phải sự phản đối của công luận, đặc biệt là của Tòa đại sứ Pháp ở Việt Nam, và sau đó buộc nhà cầm quyền đã phải hoãn vụ xử lại cho tới nay.

Trong thời gian qua, từ sau bản án được áp đặt cho Gs. Phạm Minh Hoàng, các chính giới và tổ chức nhân quyền quốc tế đã đồng loạt lên án bản án mà Hà Nội dành cho vị giảng sư đại học và cũng là một blogger này, đồng thời áp lực Hà Nội trả tự do cho ông.

Việc kết án Gs. Phạm Minh Hoàng cũng như các bản án khác dành cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam chỉ vì họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa là đi ngược lại với quyền căn bản của công dân, theo bản Tuyên bố Nhân quyền Thế giới, và điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.