Hai nhà tranh đấu mãn án tù 5 năm, quyết tâm đòi công lý

Nhà hoạt động Ngô Văn Dũng (trái) và Lê Quý Lộc sau khi mãn án tù, tháng 9/2023. Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai nhà hoạt động vì nhân quyền Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc vừa mãn án tù 5 năm cho VOA biết rằng hai ông bị “án oan” và quyết tâm đòi công lý vì những việc hai ông làm không sai luật.

Từ Đăk Lăk, ông Ngô Văn Dũng, người còn được biết với tên là Biển Mặn, chia sẻ với VOA về bản án 5 năm tù và 2 năm quản chế với cáo buộc “Phá rối an ninh”:

“Nói đến 5 năm tù thì nó cũng nặng nề thật. Nhưng tôi xem đó như một chuyến rong chơi, nên cũng không có gì nặng nề, không có gì là tiếc nuối”.

“Vừa rồi, với việc làm của tôi, tôi cảm thấy không có gì hối tiếc vì tôi thấy tôi đáng làm. Tôi thật sự muốn nói lên tiếng nói của mình.

“Về bản án 5 năm tù thì lúc nào, kể cả bây giờ và mãi mãi về sau, tôi cũng nói rằng là tôi bị oan, bởi vì tôi không có làm cái gì vi phạm pháp luật, tôi luôn luôn làm những việc pháp luật không cấm”.

Từ Quảng Ngãi, ông Lê Qúy Lộc, người vừa mãn án tù vào giữa tháng 9, chia sẻ ý kiến cá nhân của ông với VOA:

“Bản thân tôi không có tội. Bản án của chính quyền Việt Nam chỉ dành để đàn áp những người đấu tranh cho dân chủ và cho nhân quyền. Những bản án bỏ túi đó không có nghĩa gì đối với tôi.

“Lập trường của tôi thì ở đâu cũng vậy. Lúc ở trong tù tôi vẫn đấu tranh cho anh em phạm nhân, về đời, cũng vậy, tôi vẫn tiếp tục đấu tranh và tiếp tục để giành các quyền được có của dân tộc, quyền được có của người dân Việt Nam”.

Được biết hai ông là những người tham gia trong cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/6/2018. Hai ông bị bắt cùng với một số người khác vào tháng 9/2018 khi vận động cho cuộc biểu tình tương tự tiếp theo, khi họ nỗ lực kết nối với những người cùng chí hướng để tranh đấu cho các quyền căn bản của người dân, bao gồm quyền biểu tình ôn hòa.

Chính quyền Việt Nam kết tội những nhà hoạt động này “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, với bản án tổng cộng hơn 40 năm tù giam cho 8 người. Riêng hai ông mỗi người bị án 5 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Ông Lộc nói rằng ông sẽ quyết tâm đòi công lý:

“Sau bản án phúc thẩm ngày 8/1/2021, đến ngày 15/1/2021 tôi đã gửi đơn kêu oan lên Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và ngày 25/1/2021 tôi đã gửi đơn kêu oan lên Chủ tịch nước cũng như Chủ tịch Quốc hội. Sau khi tôi mãn hạn tù 5 năm, tôi dự kiến gửi đơn yêu cầu Chánh án TAND Tối cao phúc thẩm lại.”

Tương tự, ông Dũng nói:

“Tôi không tin rằng sẽ có công lý, nhưng tôi muốn làm sao đó để họ trả lại án oan sai cho tôi”.

VOA đã liên lạc Tòa án Nhân dân Tối cao và Tòa cấp cao ở Đà Nẵng, đề nghị họ cho ý kiến về việc kêu oan của hai ông Ngô Văn Dũng và Lê Qúy Lộc, nhưng chưa được phản hồi.

Ông Dũng chia sẻ về mục đích chung của các nhà tranh đấu:

“Anh em có cùng chung hướng suy nghĩ và việc làm, và họ chọn việc làm đúng nhất mà họ làm. Và việc họ lên tiếng cũng có mục đích cho đất nước, quê hương Việt Nam đẹp hơn, giàu có hơn”.

Ngoài ra, ông Dũng mong muốn chính quyền trả lại những bài thơ, bản nhạc đã bị tịch thu khi ông bị bắt.

“Cái khát khao nhất của tôi hiện nay như tôi mong muốn và từng đề nghị với trại giam và an ninh về việc tôi có 450 bài thơ và nhạc, nói về tình yêu quê hương đất nước, nói về vợ con và gia đình… và không liên quan đến Đảng, chế độ hay nhà nước hoặc đến chính trị gì cả. Khi tôi về tôi viết rất nhiều đơn để xin đem về nhưng cuối cùng họ không cho giải quyết đem về. Tôi muốn làm sao để được đem tập thơ về làm kỷ niệm”.

Khi hai ông Dũng và Lộc cùng các thành viên trong nhóm bị tuyên án hồi năm 2020, chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực: “Chính phủ Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc đến việc Việt Nam kết án và tuyên phạt tám thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiến Pháp tại Việt Nam hơn 40 năm tù.”

Đồng thời Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị giam giữ bất công và cho phép những cá nhân ở Việt Nam được bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do mà không sợ bị trả thù.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời cơ quan chức năng gọi nhóm này là “nhóm những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội, chia sẻ các video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình”.

Điều 25 Hiến pháp 2013 của Việt Nam có quy định về quyền biểu tình của công dân, nói rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.

Tuy nhiên, mãi cho đến nay và cho đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV vào năm 2026, đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo vẫn chưa có Luật Biểu tình hay Luật Lập hội, điều mà các nhà tranh đấu cho là do chính quyền lo sợ “thế lực thù địch chống phá.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vì cái gì…?

Nhìn cái mặt ông chủ tịch (áo trắng) rất hách dịch, thể hiện kiểu bản chất “đại ca,” xã hội đen. Cái cơ chế đảng cử, dân không được tự do ứng cử, bầu cử cứ đẻ ra các loại quan chức kiểu đó thôi.

Nếu có tự do ứng cử, bầu cử, liệu rằng nhiệm kỳ sau có người dân nào bầu cho ông này?

Nhận định của chủ tịch Đảng Việt Tân về tình trạng đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam

Chỉ trong vòng hai năm, 6 người trong Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN bị kỷ luật và buộc phải từ chức trong số 18 người ủy viên – chiếm 33%, cho thấy là chưa có nhiệm kỳ nào mà sự xung đột quyền lực lại xảy ra một cách gay gắt và lộ liễu như nhiệm kỳ 13. Hệ quả của sự xung đột này đang là sự trì trệ của bộ máy hành chánh và đang khiến cho tình hình kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng suy thoái và hỗn loạn.

Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần một sự thay đổi toàn diện.

Ông Phạm Minh Chính (trái) ôm chúc mừng ông Tô Lâm sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Ảnh: Quốc hội via AP

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công an lên vị trí chủ tịch nước

Sau khi ông Tô Lâm đăng quang vị trí chủ tịch nước của Việt Nam, mọi cặp mắt của các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều đổ dồn vào vị trí khác: Tổng bí thư. Đây chỉ là vị trí cao nhất của một tổ chức đảng, nhưng theo Hiến pháp 2013 hiện hành thì đó là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, là vị trí nắm thực quyền đối với mọi vấn đề trọng yếu của đất nước.

Ảnh chụp bài báo Dân Trí

Thầy cô, cha mẹ hay con buôn?

Với tôi, câu chuyện một cháu bé ngồi nhìn 31 bạn cháu cùng các cô vui vẻ ăn liên hoan chỉ vì mẹ cháu không đóng quỹ Phụ huynh, là thảm họa đáng sợ của văn hóa, của giáo dục và cao hơn nữa là của lương tâm con người. Bản thân việc tranh cãi đúng, sai của người lớn quanh mấy chục ngàn đồng, đặt cạnh sự tổn thương ghê gớm của một cháu bé 6 tuổi, cũng đã phản ánh về một sự suy đồi trầm trọng trong lối sống, lối nghĩ thực dụng hiện nay.