Hàng Xóm Khó Tin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 98.7 kb

Điều bực bội nhất là khi có một anh hàng xóm không thể nào tin cậy nổi. Nhất là khi anh hàng xóm khó chịu lại là kẻ khổng lồ Trung Quốc, cứ rình nửa đêm là di dời hàng rào để chiếm thêm đất. Không chỉ Việt Nam mình thấy thế, mà các nước hàng xóm khác cũng bực bội tương tự.

Câu hỏi nơi đây là, các hành vi thô lỗ của anh hàng xóm Trung Quốc đã có đi xa tới mức độ bạo lực chưa? Ở mức độ nhỏ thì đã có. Như đối với ghe ngư dân Việt Nam thì đã xảy ra nhiều trường hợp hải quân Trung Quốc bắn giết, bắt và đòi tiền chuộc. Đó chỉ là bắt nạt ngư dân Việt thôi. Chính phủ Hà Nội đã xem như là chuyện nhỏ, coi như là chuyện hải tặc và không muốn ầm ĩ.

Nhưng mấy tháng gần đây đã có xô xát nào đi tới mức xa hơn, như kiểu xua quân để dàn trận chiếm đất, chiếm đảo hay không? Cụ thể, câu hỏi là, tàu chiến Trung Quốc đã có trận hải chiến nào với tàu chiến VN trong vài tháng qua chưa? Phòng không ở Trường Sa của Trung Quốc đã có bắn hạ chiến đấu cơ nào của Không Quân VNCS trong năm nay chưa? Trên nguyên tắc, theo các luồng thông tin chính thức thì chưa. Vấn đề là, chúng ta đều biết nếu thực sự đã có một trận hải chiến hay không chiến nào ở Trường Sa, thì 700 cơ quan truyền thông quốc nội đều không được phép loan tin, nếu chưa có sự cho phép của nhà nước. Thế nên, chúng ta không thể biết sự thật là trong mấy tháng vừa qua đã có trận hải chiến nào ở Trường Sa chưa.

Đối với báo giới Phi Luật Tân, nhiều nhà bình luận tin là mới cách nay 2 tháng đã có một trận không chiến ở Trường Sa, và kết quả là một phi cơ do thám của Không Quân Phi Luật Tân đã bị bắn hạ. Có thể là bị hạ do vì súng phòng không của quân đội Trung Quốc, mà cũng có thể là của bộ đội VN, đang trú đóng ở một số đảo Trường Sa. Lúc đó là ngày 26-11-2007. Vài tuần sau, Không Quân Phi Luật Tân mới nói đó là “mất tích,” chứ không phải “bị bắn hạ.” Và Bộ Quốc Phòng Phi Luật Tân không chịu phổ biến biến bản phúc trình và điều tra về chiếc phi cơ xấu số đó. Tại sao Phi nhất quyết ém hồ sơ này? Có phải vì sợ Trung Quốc? Hay còn bí mật nào khác. Hay có phải là chiếc phi cơ này đi chụp hình Trường Sa giùm cho tình báo quân sự Hoa Kỳ?

Phải thấy, không chỉ các nước nhỏ, mà ngay cả khổng lồ như Ấn Độ cũng cảnh giác với chính phủ Bắc Kinh. Điều này cho thấy là: khi Bắc Kinh không sợ gì New Delhi, thì tất nhiên cũng không sợ gì tới Hà Nội.

Bhaskar Roy, một viên chức chính phủ Ấn cao cấp có nhiều thập niên làm việc trong quan hệ quốc tế và chiến lược quốc gia, đã viết bài “Why should we trust China?” (Tại Sao Chúng Ta Phải Tin Trung Quốc – http://sify.com/news/fullstory.php?id=14587756) trên mạng sify.com hôm 10-1-2008, đã chỉ ra nhiều trường hợp mà, “Trung Quốc đã phản bội lòng tin của Ấn Độ.”

JPEG - 101.6 kb

Bhaskar Roy tin rằng Trung Quốc đang sửa soạn xuất hiện như một siêu cường khó đối phó vào năm 2020, và ý nghĩ đó có thể làm “lạnh xương sống các quốc gia hàng xóm nhỏ hơn. Việt Nam đã từng nếm thử một cú khều cho những gì có thể xảy ra. Mới đây, Trung Quốc đưa ra một luật nội địa, tuyên bố Hoàng Sa, một vùng tranh chấp giữa TQ và VN ở Biển Đông, là lãnh thổ TQ. Các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với TQ nên ghi nhận diễn biến đó.

“Còn vùng đảo Trường Sa hiện tranh chấp chủ quyền bởi 6 quốc gia. Nhưng TQ tuyên bố toàn vùng Trường Sa là của họ… Vùng biển quanh vùng đảo này được tin tưởng là nhiều mỏ dầu và khí đốt. Nước Trung Quốc đói năng lượng, để duy trì sức tăng kinh tế hơn 9%, không dễ gì chia sẻ vùng tài nguyên này với các nước khác đang tranh chấp ở đó. Khi Thủ Tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Bắc Kinh ngày 13-1-2008 trong chuyến ba ngày viếng thăm, ông sẽ mang theo hồ sơ tranh chấp lãnh thổ biến giới Ấn-TQ. Trung Quốc tranh chủ quyền 128,000 cây số vuông thuộc lãnh thổ Ấn Độ…” (hết trích)

Tác giả Bhaskar Roy kể thêm nhiều chi tiết về thủ đoạn dây dưa ngoại giao và lấn đất của Trung Quốc từ thập niên 1960s tới nay. Roy nhắc rằng TQ không chỉ đơn giản yểm trợ cho Pakistan khiêu khích quân sự với Ấn Độ, mà “còn tăng cường sức mạnh kinh doanh và chính trị bài Ấn tại Bangladesh, Nepal và cả Sri Lanka. Cung cấp phi đạn viễn khiển C-802 cho hải quân Bangladesh thì không thân thiện gì với Ấn. TQ cũng đang tìm xây các cảng đặc biệt tại Bangladesh. TQ đang thương thuyết để xây một hải cảng ở bờ biển Kutubdia thuộc Chittagong, và xây một con đường từ Chittagong tới tỉnh Vân Nam của TQ xuyên qua Miến Điện.” (hết trích)

Đặc biệt, tác giả Bhaskar Roy kể về một đòn xấu của TQ, “Trong khi làm việc về hợp tác an ninh dầu, Ấn Độ bị TQ vượt qua trong vụ đấu thầu ở một lô Kazakhstan. Sau khi việc đấu thầu khép lại, và phía Ấn Độ thắng thầu, việc đấu thầu lại lặng lẽ mở ra lại trong một thời gian ngắn ngủi mà không báo cho phái đoàn Ấn biết, nhằm cho phái đoàn TQ ra giá tranh thầu mới rẻ hơn của Ấn. Làm sao Ấn Độ tin nổi một quốc gia như thế? Đó chỉ mới là một thí dụ thôi.” (hết trích)

Chỉ đọc sơ sơ thế, đúng như tác giả Bhaskar Roy nói, chúng ta cũng đủ lạnh xương sống. Đúng là, Trung Quốc đánh toàn độc chiêu của ninja, phóng toàn phi tiêu trong bóng đêm, dù là có lộ mặt ra để tranh thầu khai thác một mỏ dầu Kazakhstan.

JPEG - 60.6 kb

Trở lại một câu hỏi lúc đầu. Đã có trận hải chiến hay không chiến nào giữa hải quân VN và TQ ở vùng Trường Sa mấy tháng qua không? Nếu không, tại sao Quốc Vụ Viện TQ bày trò lập huyện Tam Sa bao trùm cả Hoàng Sa và Trường Sa, để rồi lại cho tỉnh Hải Nam nói là chưa nghe lệnh gì hết? Bởi vì, nếu không có diễn tiến gì lạ, tại sao lại khui hổ sơ này ra.

Đối với Phi Luật Tân thì hình như là có. Có thể đã có một trận không chiến ở Trường Sa vào ngày 26-11-2007, nghĩa là mới cách nay 6 tuần lễ. Nhà bình luận Ellen Tordesillas với bài viết trên báo Phi Luật Tân ABS-CBN hôm 8-1-2008, nhan đề “PAF S2-11: Missing or shot down in Spratly?” (Chiến Đấu Cơ PAF S2-11: Mất Tích Hay Bị Bắn Hạ ở Trường Sa? – http://www.abs-cbnnews.com/storypage.aspx?StoryId=104752) cho biết rằng bản tin nhà nước Manila về vụ chiếc phi cơ do thám S2-11 bị cho là mất tích trong khi nhận lệnh bay tới Trường Sa để tìm 26 ngư dân Phi Luật Tân bị chìm vì tàu lật vài hôm trước đó là không đúng, có thể là chính phủ Phi muốn ém tin phi cơ này bị phòng không ở Trường Sa bắn rớt, vì báo này nhận được thư của một số sĩ quan Không Quân — bạn đồng ngũ của 2 phi công trên chiếc S2-11 mất tích, Đại úy Gavino Mercano Jr. và Đại úy Bonifacio Soriano III – bày tỏ giận dữ về trường hợp chính phủ Phi ém tin về Trường Sa, và trong thư đã phân tích các lý do mà họ tin là chiếc S2-11 đã bị bắn rớt, chứ không phải lý do nào khác.

Nếu chúng ta nối thời điểm các chuyện xảy ra, có thể sẽ nhìn tình hình theo một hướng khác.

- Trước đó vài ngày, Trung Quốc tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa từ ngày 16 đến 23-11-2007.
- Ngày 26-11-2007, chiếc phi cơ do thám S2-11 của Không Quân Phi Luật Tân bị “bắn rớt hay mất tích” ở Trường Sa.
- Ngày 2-12-2007: Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam nhằm trực tiếp quản lý 3 quần đảo…

Như thế, vì tin rằng chiếc phi cơ do thám kia thực ra không phải là của Không Quân Phi Luật Tân, mà có thể là của tình báo từ hạm đội Hoa Kỳ nào gần đó, nên có phải Bắc Kinh cho lập huyện Tam Sa là để hù dọa cả Hà Nội, Manila và Washington DC? Bởi vì kiểu phi cơ do thám này là kiểu phi cơ quân sự Mỹ, nên quân đội TQ nghi là quân báo Mỹ quậy phá cũng là bình thường.

Thấy rõ, tình hình trước sau gì cũng khó bình yên. Bởi vì, nếu thực sự là chính phủ Phi Luật Tân cố ý ém tin phi cơ bị bắn hạ, thì chuyện có thể đã phức tạp hơn là người ta có thể nghĩ.

Biển Đông thực khó bình yên. Nhất là khi nhiều năm tới, sức mạnh Trung Quốc có thể sẽ dư sức để thách thức Mỹ, mà lại càng lúc càng khát dầu mỏ. Thì anh khổng lồ Trung Quốc có sá gì các nước hàng xóm nhỏ trong cái ao Biển Đông sau vườn nhà anh.

Trần Khải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.