Hàng Xuất Khẩu Việt Nam Gặp Khó Khăn Vì Các Vụ Kiện Bán Phá Giá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau vụ thua kiện cá basa tại Hoa Kỳ, ngành xuất khẩu da giày Việt Nam cũng có sát xuất rất cao là thua kiện về việc bán phá giá tại thị trườngg Âu châu. Các ngành xuất khẩu khác như xe đạp và phụ tùng, ngành gỗ… chắc sẽ cùng chung một số phận. Nếu ngay từ đầu mà chính quyền Hà Nội có những hướng dẫn tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu về luật lệ làm ăn buôn bán tại các nước đó thì việc bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ không nghiêm trọng như hiện nay.

Vào đầu tuần vừa qua, Ủy ban Thương mại châu Âu (EU) chính thức thông báo là họ đã quyết định không công nhận 8 công ty xuất khẩu da giày Việt Nam trong danh sách điều tra vụ kiện bán phá giá. Nghĩa là 8 công ty này từ đây đã bị loại ra khỏi danh sách được xuất khẩu các mặt hàng của mình sang các nước EU. Ông Lê Công Định, Đại diện văn phòng luật sư YKVN tại Sàigòn nói rằng so với Mỹ, luật châu Âu xét theo hoạt động từng doanh nghiệp riêng lẻ. Có nghĩa là cùng hoạt động trong một nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam, nhưng từng đơn vị sẽ được hưởng quy chế riêng. Bộ Thương mại của chính quyền CSVN thì lập luận rằng 80% doanh nghiệp xuất khẩu da giày của Việt Nam là gia công cho nước ngoài chứ không phải sản xuất, xuất khẩu trực tiếp sang EU, nên các đơn vị này không tham gia vào việc quyết định giá thành sản phẩm vì vậy không thể coi là nguyên nhân và yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá. Điều này cho thấy, da giày Việt Nam không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất da giày của các doanh nghiệp ở EU. Ngoài ra Bộ này còn cho hay họ đang soạn thảo một công hàm đề nghị EU xem xét lại vụ kiện một cách công bằng hơn.

Tham tán Thương mại EU tại Việt Nam là ông Filipe Palacios Sureda nói với các ký giả rằng 8 doanh nghiệp Việt Nam bị loại đó vì họ đã không chứng minh được mình đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn hoạt động theo nền kinh tế thị trường. EU đưa ra kết luận này đều dựa trên số liệu từ chính các doanh nghiệp đó cung cấp. Do vậy, nếu bây giờ các cơ quan chức năng của Việt Nam có cung cấp thêm thông tin mới thì cũng không thể thay đổi được gì. Tuy nhiên ở từng giai đoạn điều tra tất cả các bên liên quan đều có quyền đưa ra bình luận hay cung cấp thêm những thông tin. Nếu có thể cung cấp thông tin đầy đủ và tin tưởng rằng nó có thể thay đổi được tình hình thì Việt Nam vẫn nên tiếp tục cung cấp. Liên quan đến việc lập luận của bộ Thương mại CSVN thì ông Filipe cho hay Ủy ban Thương mại EU cũng đã xem xét cái lập luận này của Việt Nam rồi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nên đưa ra những lập luận rõ ràng hơn nữa. Ông Filipe cho biết thêm tất cả các trường hợp điều tra bán phá giá đều gây ra một mức độ ảnh hưởng khá tiêu cực nhất định tới thị trường. đây chính là lý do vì sao trong tất cả các cuộc điều tra bán phá giá luôn có những quy định chặt chẽ về việc lúc nào phải làm gì và phải làm như thế nào.

Vì vụ kiện quá lớn đối với EU nên ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng lây và khó kiếm được thị trường mới. Căn cứ vào đó người ta dự đoán năm 2006 ngành xuất khẩu da giày của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bà Trương Thị Thúy Liên, Giám đốc công ty sản xuất giày Liên Anh, đã nói cho các ký giả rằng tất cả các đơn đặt hàng giày da đã bị đối tác từ chối. Thậm chí, một số hợp đồng đã ký trước đó cũng bị hủy. Nhiều khách hàng cho biết chờ đến tháng 3 năm 2006, khi có kết luận cuối cùng về vụ kiện mới quay lại đặt hàng. Trong khi doanh nghiệp phải duy trì lao động.

Ngành xuất khẩu xe đạp và phụ tùng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ về việc bị kiện bán phá giá tại châu Âu nên tính đến cuối tháng 11 vừa qua, ngành này mới đạt 45% chỉ tiêu đề ra cho năm 2005. Tuy chưa bị kiện như ngành da giày, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ cũng đang lo họ sẽ bị đưa ra tòa vì việc bán phá giá mà phần thua kiện gần như thấy rõ.

Kể từ khi cá basa thua kiện tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2003, đến nay cũng đã gần hai năm rưõi. Đây là thời gian quá đủ để cho Hà Nội tìm hiểu hơn về luật lệ thương mại, giao dịch tại Hoa Kỳ hay các nước ở châu Âu, vì các luật lệ đó được phổ biến rộng rãi, không che dấu một điều gì. Mỗi năm có hàng trăm, hàng ngàn phái đoàn cán bộ từ các bộ, các ngành chuyên môn của chính quyền CSVN đến các nước này để gọi là tham gia hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hay nghiên cứu thêm về luật lệ thương mại. Có lẻ vì những cán bộ đi trong các phái đoàn đó không đủ khả năng tiếp nhận hoặc đi chỉ đê mong làm sao kiếm được lợi ích riêng cho cá nhân mình nên kết quả gần như là con số không to tướng. Vì vậy các ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn lần lượt bị đem ra kiện về việc bán phá giá là điều có thể hiểu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…