Hậu quả Formosa: Hàng trăm hộ dân kéo đến UBND Tỉnh Hà Tĩnh khiếu nại, một người nhập viện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/9/2017, hàng trăm người dân thuộc Huyện Lộc Hà đã đến UBND Tỉnh Hà Tĩnh để yêu cầu giải quyết đền bù cho những thiệt hại của họ bởi thảm họa Formosa.

Những hộ dân này phần lớn là những chủ cửa hàng kinh doanh hải sản, họ đã khốn đốn khi bị thảm họa Formosa cho đến nay. Hàng trăm tấn hải sản trong kho lạnh được tích trữ từ trước đại thảm họa Formosa đã không được bán ra thị trường vì lệnh cấm. Thậm chí nếu bán cũng không có người mua trong giai đoạn vừa qua. Do vậy hàng hóa phải bảo quản quá lâu trong kho.

Hàng chục tấn hàng hóa bao gồm cá, tôm, sứa, hải sản khác như mực khô, cá cơm… tích trữ chứa trong các kho lạnh với thời gian quá lâu đã bị phân hủy và biến chất không thể sử dụng.

Những hộ dân này đối diện với việc phá sản hoàn toàn và nợ nần không lối thoát. Nhiều gia đình thiệt hại đến con số hàng chục tỷ đồng. Họ đối diện với việc các khoản vay của ngân hàng không thể hoàn trả cả gốc và lãi, bên cạnh đó, các chi phí bảo quản với thời gian gần một năm rưỡi nay như tiền điện kho lạnh, tiền kho bãi, nhân công… đang là một tai họa thúc bách các gia đình chế biến và kinh doanh hải sản. Trong khi đó, ngân hàng luôn tìm mọi cách thúc giục bà con nộp lãi vay, các cơ quan như điện lực cũng không có biện pháp nào hỗ trợ… nhiều gia đình phải vay lãi nóng để nộp lãi. Chính vì thế đời sống bà con càng điêu đứng hơn. Nhà cầm quyền đã tự đứng ra nhận đền bù thay Formosa cho những thiệt hại người dân phải chịu bởi tội ác của Formosa đầu độc môi trường. Thế nhưng, việc đền bù hoàn toàn không thỏa đáng, nhiều người, nhiều nơi và nhiều đối tượng thiệt hại đã không được đền bù. Chưa nói đến những thiệt hại gián tiếp như các ngành kinh doanh, vận tải, du lịch, đóng tàu thuyền, máy móc hay lao động… đều bị ảnh hưởng bởi Formosa mà mất công ăn việc làm, thu nhập giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mà cả những người bị thiệt hại trực tiếp như những hộ dân ở Lộc Hà và các tỉnh ven biển đã không được đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng. Thậm chí việc để người dân bị đẩy vào đường cùng quẫn trước sự vô cảm và phủi tay, đồng thời bao che cho tội ác của Formosa đã là hành động vô đạo đức và vô luật pháp đẩy người dân vào chỗ bị tận diệt cả về đời sống kinh tế và sức khỏe.

Đã nhiều lần, những hộ kinh doanh này khiếu nại đòi hỏi đến nhiều nơi, từ địa phương đến trung ương nhưng tất cả đều bị “đá bóng” lòng vòng từ huyện lên Tỉnh, ra Trung ương lại quay về địa phương. Cuối cùng, họ đã không còn lối thoát, cuộc sống của họ và gia đình đã bị đẩy vào chân tường.

Những cuộc biểu tình hồi tháng tư năm nay tại Lộc Hà đã nói lên những uất ức mà người dân ở đây đang yêu cầu giải quyết. Thế nhưng từ đó đến nay, các cơ quan công quyền đã mặc xác người dân đối diện với cửa tử.

Đã nhiều lần, người dân ở đây đã kéo lên UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề nghị giải quyết những vấn đề họ nêu ra. Nhưng hầu như mọi việc không được ai quan tâm.

Thế chẳng đặng đừng, ngày 22/9/2017, hàng trăm người dân đã kéo đến UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề yêu cầu nhà cầm quyền có hành động với đời sống và những thiệt hại do Formosa mà họ là nạn nhân bất đắc dĩ.

Đoàn người đi khiếu nại ở UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã dựng lều và hạ trại trước cửa UBND đề nghị Tỉnh có người đến làm việc với nguyện vọng chính đáng của họ. Họ đã hạ trại và mua cơm ăn tại cổng UBND Tỉnh từ sáng đến chiều.

Nhiều trẻ em cũng đã phải bỏ học để đi cùng cha mẹ, bởi khi cha mẹ chúng bị phá sản thì việc học hành của chúng đương nhiên bị bỏ dở.

Thế nhưng, thay vì đáp ứng những nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của người dân, đồng thời là trách nhiệm của chính quyền các cấp từ cơ sở đến trung ương, thì nhà cầm quyền đã cho công an, an ninh canh giữ và hăm dọa cũng như tháo dỡ lều bạt của người dân.

Việc phá dỡ lều bạt, phá hoại tài sản của người dân đã bị người dân phản ứng và họ bị đàn áp. Hậu quả là chị Nguyễn Thị Hồng đã phải vào Bệnh viện Tp Hà Tĩnh cấp cứu.

Chiều 22/9/2017, trước tình hình sức khỏe của chị Hồng không ổn định, người nhà đã phải mời linh mục đến lo các vấn đề về tôn giáo. Sau đó, không yên tâm với việc để chị Hồng điều trị ở đây, gia đình đã phải chuyển viện ra Nghệ An điều trị cho chị.

Điều cần nói, là cho đến nay, chưa hề có bất cứ ai trong hệ thống công an, công quyền… đến thăm hỏi nạn nhân.

Những người dân nơi đây đang hết sức bức xúc trước những hành động của nhà cầm quyền và họ kiên quyết đòi hỏi quyền lợi của họ cũng như quyền sống của họ trong những ngày tới.

Nguồn: nguyenhuuvinh’s blog, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.