Hết PCI đến Securency

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng 6 năm ngoái, trong khi báo chí Nhật Bản rầm rộ đưa tin về việc một công ty tư vấn Nhật, có tên viết tắt là PCI, đưa tiền hối lộ cho cán bộ, quan chức đảng và nhà nước CSVN để được trúng các gói thầu xây cất đường sá, xa lộ xung quanh Sài Gòn, thì tại Việt Nam chẳng mấy ai biết đến tin tức này, vì báo chí “lề phải” không đăng tải những loại tin “nhạy cảm” đó. Đến khi chuyện không còn dấu diếm được nữa, thì phản ứng đầu tiên của nhà nước CSVN là việc thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn lên tiếng chỉ trích chính phủ Nhật không chịu bịt miệng báo, mà để họ phanh phui ra chuyện các quan chức Việt Nam nhận hối lộ của PCI.

Thời gian đó, Tokyo đã đưa cho Hà Nội một hồ sơ dày cộm, trong đó ghi rõ tên tuổi, chức vụ quan chức nhận tiền hối lộ từ công ty PCI, để yêu cầu phía Việt Nam điều tra làm sáng tỏ sự việc. Nhưng Hà Nội phớt lờ với suy nghĩ là rồi đây chuyện đâu cũng vào đó. Đến ngày 11 tháng 11 năm 2008, tòa án Tokyo đã đưa 4 cán bộ của công ty PCI ra xử về những hành vi vi phạm luật Cạnh tranh lành mạnh của quốc tế cũng như luật lệ hiện hành của Nhật Bản. Nhưng phía Hà Nội cũng chẳng có động thái nào về vấn đề này. Phải đến khi Đại sứ Nhật tại Hà Nội công bố việc Nhật Bản ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam – vì Hà Nội không nghiêm chỉnh xử lý những vụ tham nhũng, hối lộ các dự án liên quan đến tiền viện trợ ODA, mà vụ PCI là một trường hợp điển hình – thì nhà nước CSVN mới nhận ra rằng không thể nào che dấu sự việc được nữa. Nhưng thay vì điều tra sự việc thì Hà Nội lại lái sang một hướng khác, là đổ lỗi cho Nhật đã không làm đúng thủ tục khi yêu cầu Việt Nam hợp tác điều tra, và âm thầm gởi một quan chức cao cấp sang Tokyo đề nghị Nhật làm lại hồ sơ. Tokyo biết họ không làm sai thủ tục, nhưng vì muốn được việc nên cũng đã làm lại hồ sơ. Gọi là làm lại, nhưng thực chất chỉ sửa lại ngày tháng, chứ nội dung cũng như thủ tục chuyển hồ sơ yêu cầu vẫn như cũ.

Nói với các nhà báo ngoài lề cuộc họp Quốc hội vừa rồi, Bộ trưởng Công An CSVN Lê Hồng Anh cho biết, đã dịch xong hồ sơ của Nhật, và Hà Nội dựa trên đó để xem xét chứng cứ xem ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận tiền như thế nào trong vụ bê bối PCI. Tuy nhiên, tháng Chín vừa qua, hai can phạm Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Quả trong vụ PCI lại bị phạt tù với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì gian lận tiền cho thuê nhà. Chứ chẳng dính dáng gì đến PCI cả. Trong cuộc nói chuyện với báo chí vừa kể, ông Lê Hồng Anh mới cho rằng “cáo buộc của phía Nhật Bản về việc quan chức Việt Nam nhận hối lộ trong vụ PCI “có thể có cơ sở”. (*)

Cuối năm ngoái, dư luận đã coi vụ PCI là một quốc nhục. Nay vụ này chưa kịp nguội xuống thì từ mấy tuần qua báo chí Úc lại phanh phui trở lại chuyện bê bối khác liên quan đến các quan chức CSVN đã được giới truyền thông nước này đề cập đến từ nhiều tháng qua. Đó là vụ “Securency”.

JPEG - 24.4 kb
Lê Đức Thuý

Securency là công ty sản xuất nguyên liệu Polymer, được dùng trong những tờ bạc Úc. Vụ Securency khởi đầu cũng như hệt vụ PCI. Năm ngoái, báo chí Úc loan tin công ty Securency đã phải đưa tiền hối lộ cho quan chức CSVN để trúng thầu cung cấp vật liệu in tiền polymer. Theo điều tra của cảnh sát Úc thì hãng Securency phải đưa một số tiền lên đến 12 triệu đô la cho nhiều quan chức CSVN để được trúng thầu. Trong danh sách những người nhận tiền hối lộ, mà hãng Securency gọi là tiền “huê hồng”, có ông Lê Đức Thúy và người con trai của ông là Lê Đức Minh. Ông Lê Đức Thúy nguyên là Thống đốc ngân hàng nhà nước CSVN, và là người quyết định việc thay tiền giấy bằng tiền polymer; ông Lê Đức Minh là người lo chuyện in tiền. Bố làm thống đốc ngân hàng, con làm việc in tiền, có lẽ ngoài Việt Nam thì chẳng nước nào trên thế giới lại có chuyện như vậy. Mối liên hệ gia đình vừa kể tự nó dẫn đến âu lo tham nhũng hối lộ ở Việt Nam. Báo chí ở Việt Nam từng đặt dấu hỏi về vai trò của Lê Ðức Minh trong vụ in tiền Polymer. Ông Thúy từng lên mặt báo phủ nhận các nghi vấn mờ ám; rồi sau đó, mọi chuyện “chìm xuồng.” Tuy nhiên, trong vụ Securency lại có thêm một nhân vật quan trong đặc biệt khác. Đó là ông Lương Ngọc Anh, người đóng vai trò chính trong thương vụ này. Ông Lương Ngọc Anh là tổng giám đốc Công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD), làm việc cho Cục Tình Báo Kinh Tế của bộ công an, và có những liên hệ với các nhân vật cao cấp trong đảng và nước CSVN. Đã có một thời gian ông Lê Đức Minh là một trong những giám đốc (một công ty con) của CFTD. Tháng trước, trang điện tử của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, đã đăng tải một bài ca ngợi ông Lương Ngọc Anh. Nhưng đến đầu tháng này, khi báo chí Úc làm nóng vụ Securency, thì bài báo vừa kể đã được lặng lẽ lấy xuống mà không có lời giải thích nào.

JPEG - 21.7 kb
Lương Ngọc Anh

Trong vụ Securency, ít nhất nước Úc có hai vấn đề 1/ “Nếu theo luật lệ liên bang Úc, một công ty Úc sử dụng tiền tệ một cách bất hợp pháp trong vấn đề giao dịch với các môi giới để hối lộ các viên chức tại một nước ngoài (trong trường hợp này là Ngân hàng nhà nước VN), thì đó là một vi phạm về hình luật”. (**) 2/ Vì có dính dáng đến bộ công an CSVN, nên vụ này trở thành vụ có liên hệ đến vấn đề an ninh quốc gia của Úc.

Trước những tin tức về vụ Securency của báo chí Úc, người đứng đầu Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao là ông Trần Quốc Vượng vẫn dửng dưng cho rằng, chưa có văn bản hay đề nghị hỗ trợ tư pháp từ phía Úc đối với Việt Nam trong vụ này. Dư luận cho rằng, sự dửng dưng như vậy là có chủ đích, để câu giờ hầu cho các nghi phạm đủ thời gian tẩu tán tài sản và xóa bớt dấu vết. Đặc biệt là dấu vết có thể dò lên thượng tầng. Ông Vượng cũng như ông Trần Văn Truyền (Tổng Thanh tra chính phủ, kiêm chỉ đạo Cục Phòng chống tham nhũng) đều cho rằng, những thông tin từ phía Úc đưa ra “chỉ có tính chất tham khảo” hay “tố giác” mà thôi… Cả hai ông Vượng và Truyền đều quên rằng, vụ PCI cũng nảy ra từ chỗ “tin tố giác” trên báo chí của Nhật. Còn ông Mai Quốc Bình, Phó Tổng thanh tra Chính phủ – cơ quan có trách nhiệm quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng (Cục Phòng chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ), khi được hỏi về vụ này thì cho rằng “đây là vấn đề nhạy cảm và khó nói lắm…”

Qua những thái độ như vừa kể của những quan chức có trách nhiệm về phòng chống tham nhũng của CSVN, người ta có thể hiểu được là nhà nước CSVN muốn chọn thái độ ù lì trong vụ bê bối Securency này. Dù rằng với dư luận thì đây sẽ là một “quốc nhục” khác của Việt Nam, mà so với vụ PCI thì còn nặng nề hơn.

Vấn đề đối với người Việt Nam là, phải chăng dân ta cứ cúi đầu hứng chiụ những nhục nhã như vậy mãi. Điều lạ lùng là, những kiểu tham nhũng từ bòn rút các khoản vay nợ nước ngoài (như vụ PCI qua hình thức ’lại quả’) hay được chi ra từ trong ngân khố quốc gia, tức là tiền đóng thuế trực tiếp của người dân VN, qua hình thức mượn tay công ty nước ngoài “rút dùm” trong các “dịch vụ”, rồi chuyển vào chương mục của các tham quan ở ngân hàng ngoại quốc (như vụ Securency)..v.v… đối với CSVN tất cả đều không phải là tham những. Khi bắt buộc phải đưa ra xử thì cũng chỉ bị tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, chứ không ai bị kết tội vì tham nhũng cả.

— –

Ghi chú:
Trong bản báo cáo về tham nhũng trên thế giớ năm nay của cơ quan Transparency International (Minh bạch Quốc Tế) phổ biến này 17/11/2009 không có xếp hạng Việt Nam, nhưng phần về Nhật Bản thì có đề cập đến vụ PCI

(*) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vie…
(**) Theo Luật Sư Lưu Tường Quang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.