Hòa Thượng Thích Quảng Độ Lên Tiếng Về Việc Hà Nội Tố Cáo Giáo Hội “Tàng Trữ Bí Mật Nhà Nước”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 23 kb

Sau hơn một năm im lặng kể từ khi xảy ra Sự Biến Lương Sơn vào ngày 9 tháng 10 năm 2003, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã gửi một lá thư đề ngày 21 tháng 10 năm 2004, gửi đến các ông Nông Đức Mạnh (Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam), ông Trần Đức Lương (Chủ tịch Nước), ông Phan Văn Khải (Thủ tướng), ông Nguyễn Văn An (Chủ tịch Quốc Hội) để đề cập về việc Hà Nội đã vu cáo Giáo Hội đã “tàng trữ bí mật nhà nước”. Trong lá thư này, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã nhắc lại sự kiện Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ cùng các Chư Tăng trong phái đoàn đi từ Tu Viện Nguyên Thiều về Sài Gòn đã bị công an chận bắt ở Lương Sơn gần thành phố Nha Trang, và đưa đi quản chế theo khẩu lệnh của nhà nước Hà Nội trong suốt 378 ngày vừa qua. Điều mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ nêu trong lá thư, không chỉ tố cáo sự khủng bố chính trị của nhà cầm quyền Hà Nội trong việc bắt giữ và quản chế quý Ngài một cách bất hợp pháp, mà còn phê phán một cách nghiêm khắc về lời phát ngôn vô trách nhiệm, cố tình vu cáo của ông Lê Dũng, phát ngôn nhân của Hà Nội, khi trả lời với báo chí quốc tế hôm ngày 10 tháng 10 năm 2003 rằng lý do bắt giữ Đức Tăng Thống và Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã tàng trữ “bí mật nhà nước”. Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã cho biết rằng lúc mà công an bắt giữ Đức Tăng Thống chỉ có không quá 10 đồng bạc trong túi và cả Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng đã không mang bất cứ giấy tờ gì, thì lấy đâu gọi là “tài liệu bí mật”?

Sự kiện Hòa Thượng Thích Quang Độ đặt thành vấn đề với nhà cầm quyền Hà Nội qua lời vu cáo nói trên của Lê Dũng, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất muốn nhắc nhở với Hà Nội rằng phải chấm dứt những đối xử thù nghịch đối với Giáo Hội, sau khi Giáo Hội có hai lá thư yêu cầu Hà Nội phải chấm dứt sự quản chế đối với các vị lãnh đạo của Giáo Hội, nhưng đã không được Hà Nội hồi âm. Hai lá thư này gồm: Lá thư đề ngày 17.10.2003 của Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo; và Lá thư đề ngày 19.4.2004 của Hòa thượng Thích Đức Chơn và Thượng tọa Thích Viên Định, nhân danh Lưỡng Viện để yêu cầu Hà Nội trả tự do cho hàng giáo phẩm bị quản chế hoặc bằng Quyết định hoặc bằng khẩu lệnh. Lá thư của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, tuy chỉ trình bày những điều phải trái trong cách ứng xử của Hà Nội đối với sự biến Lương Sơn; nhưng cũng là một thách đố với nhà cầm quyền Hà Nội về việc họ vu cáo Ngài đã tàng trữ tài liệu bí mật. Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã viết “Tôi chỉ muốn cơ quan công quyền trả lời cho tôi biết “bí mật Nhà nước” tìm thấy trong túi xách tay của tôi ở Lương sơn hôm 9.10.2003 là gì? Nếu đã tìm thấy “bí mật Nhà nước”, thì tại sao cơ quan công an hay Nhà nước không công bố các “tài liệu” ấy ra cho nhân dân trong nước và công luận thế giới được am tường? Câu hỏi tôi đặt ra trên đây cốt thông giải cho bản thân tôi cũng như sự thắc mắc quá lâu của Phật giáo đồ ở trong và ngoài nước, cũng như giới bằng hữu quốc tế thường quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Lời đáp cho câu hỏi này sẽ minh chứng về một Nhà nước Pháp quyền, điều mà mọi người đang trông đợi, và muốn chứng kiến trong thực tiễn?

Chắc chắn là Hà Nội sẽ tiếp tục im lặng và im lặng đối với lá thư của Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Họ im lặng không phải không có “tài liệu bí mật nhà nước” để chứng minh cho sự vu cáo nói trên, vì họ dư sức tạo ra nhiều tài liệu ngụy tạo để hãm hại người dân; mà chỉ vì sức ép đấu tranh của Giáo Hội và của chúng ta chưa đủ mạnh để buộc Hà Nội phải lùi bước. Do đó sự lên tiếng của Hòa Thượng Thích Quảng Độ sau 378 ngày im lặng, không chỉ nhằm đặt vấn đề với Hà Nội mà còn bày tỏ một thực trạng đen tối của Giáo Hội trước thái độ lộng hành quá mức của đảng Cộng Sản, để cho các Phật tử và những người yêu chuộng tự do, có những hành động thích hợp với sự khó khăn của Giáo Hội hiện nay. Chúng ta nên đọc lá thư của Ngài Quảng Độ trong tinh thần Vô Úy từ chính mỗi người để sát cánh với Giáo Hội phá vỡ sự im lặng đầy thủ đoạn hiện nay của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.