Hoan hô bạn đình công vì mức lương tối thiểu quá thấp

Hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy ở Ninh Bình đồng loạt nghỉ việc tập thể từ đầu giờ chiều ngày 11/2, đưa ra yêu sách 21 điểm yêu cầu công ty phải thực hiện để bảo đảm quyền lợi của công nhân. Các công nhân đã quay lại làm việc ngày 14/2 sau khi các yêu sách được công ty giải quyết thỏa đáng. Ảnh: Đại Đoàn Kết
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam nên cạnh tranh với các nước khác dựa vào quản trị không tham nhũng, nhân lực trẻ và giáo dục cao, điều kiện làm việc tốt và giá trị đời sống cao.

Gần đây có những vụ đình công đòi tăng lương. Từ ngày 7/2/2022 đến ngày 11/2, 5000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở huyện Diễn Châu, Nghệ An đình công đòi tăng lương cơ bản, bổ sung phụ cấp thâm niên, đảm bảo các chế độ hỗ trợ và tôn trọng người lao động.[1] Ngày 14/2, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (địa chỉ tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã đi làm trở lại sau nhiều ngày đình công đòi tăng lương.[2]  Công ty TNHH Vienergy đã đồng ý tăng 6% lương cho công nhân – mức lương thử việc tăng từ 3.920.000 đồng lên 4.150.000 đồng, và lương chính thức tăng từ 4.194.400 đồng lên 4.440.000 đồng.

Từ sáng 7/2, 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đồng loạt ngừng việc tập thể và đưa ra yêu sách 11 điểm yêu cầu lãnh đạo công ty giải quyết. Đến ngày 14/2 các công nhân đã quay trở lại làm việc sau khi cty đáp ứng thỏa đáng các yêu sách của công nhân. Ảnh: CAFEF
Từ sáng 7/2, 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đồng loạt ngừng việc tập thể và đưa ra yêu sách 11 điểm yêu cầu lãnh đạo công ty giải quyết. Đến ngày 14/2 các công nhân đã quay trở lại làm việc sau khi cty đáp ứng thỏa đáng các yêu sách của công nhân. Trong ảnh, các công nhân đình công sang ngày thứ 5. Ảnh: CAFEF

Trên VNTB, T.K.Tran phân tích các vụ đình công trên. T.K. kết luận là tiền lương tối thiểu quá thấp là nguyên nhân chính của đình công. Theo T.K., hội đồng tiền lương của Nhà nước nên ấn định lại mức lương tối thiểu Vùng, nên nâng cao mức lương tối thiểu đến mức công nhân có thể duy trì cuộc sống. Điều nầy rất quan trọng bởi các doanh nghiệp dựa vào mức lương tối thiểu để trả lương cho công nhân.[3] Trong trường hợp Viet Glory, chủ nhân đã nói là họ không làm gì sai vì đã theo đúng pháp luật VN, trả lương cơ bản còn cao hơn mức luật ấn định.

Tôi tìm các dữ liệu liên hệ. Mức lương tối thiểu ở các nước ASEAN đang tăng dần để phù hợp với mức tăng chi phí sinh hoạt của khu vực và thúc đẩy nhu cầu trong nước.[4] Tuy nhiên, do đại dịch, nhiều nước ASEAN đã không tăng lương tối thiểu hoặc tăng không đáng kể. Bất chấp việc tăng lương, mức lương tối thiểu ở đa số các nước ASEAN vẫn nằm trong nhóm thấp nhất ở châu Á.

Việt Nam – Mức lương tối thiểu hàng tháng là kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, không thay đổi cho năm 2021.[4] Ở, khu vực I (Hà Nội và Sài Gòn), mức lương tối thiểu hàng tháng là 4.200.000 đồng (181 USD) trong khi khu vực IV thấp nhất với 3.070.000 đồng (132 USD).

Mã Lai – Mức lương tối thiểu hàng tháng năm 2020 đã tiếp tục đến năm 2021, mặc dù chính phủ sẽ tiến hành xem xét để đảm bảo thu nhập vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại.[4] Mức lương tối thiểu hàng tháng ở 56 thành phố lớn là 1.200 ringgit (291 USD, so sánh với 181 USD ở VN), trong khi mức lương tối thiểu ở các khu vực ngoài thành thị và thị trấn nông thôn là 1.100 ringgit (266 USD, so với 132 USD ở VN).

Nam Dương – Bộ Nhân lực Indonesia đã ban hành thông tư vào cuối tháng 10 năm 2020, trong đó khuyến cáo rằng do tác động kinh tế của đại dịch, các chính phủ khu vực nên giữ mức lương tối thiểu hàng tháng trong đại dịch giống như năm 2020.[4] Trong số 34 tỉnh của Indonesia, chỉ có năm tỉnh quyết định tăng lương tối thiểu cho năm 2021. Mức lương tối thiểu ở Indonesia được yêu cầu thông qua Quy định 78 năm 2015 của Chính phủ, cung cấp công thức cho các chính phủ khu vực để tính toán tỷ lệ phần trăm tăng của mức lương tối thiểu.

Từ công thức nầy, người viết bài nầy ước lượng mức lương tối thiểu trung bình hàng tháng là 185 USD, cao nhất là 306 USD và thấp nhất là 122 USD. Ước tính là ở vùng đắt đỏ I, mức lương là từ 209 – 306 USD (so với 181 USD ở VN), vùng đắt đỏ II là 180 – 208 USD, vùng III là 164 – 179 USD, và vùng IV là 122 – 163 USD (so với 132 USD ở VN).

Philippines – Philippines có mức lương tối thiểu hàng ngày thay đổi theo từng khu vực, dao động từ PHP316 (6,57 USD mỗi ngày, so với 6,34 USD ở VN) đến P537 (11,17 USD, so với 8,69 USD) cho năm 2021.[4] Các con số lương tối thiểu ở VN là do tôi tính để tiện so sánh, giả định là 150 ngày làm việc trong năm 2021 và 20,83 ngày làm việc mỗi tháng.

Thái Lan – Mức lương tối thiểu hàng ngày ở Thái Lan dao động từ 313 baht (10,03 USD, so với 6,34 USD ở VN) đến 336 baht (10,77 USD, so với 8,69 USD đô la Mỹ) cho năm 2021.[4]

Kết luận: Tôi đồng ý với T.K. là Việt Nam nên tăng mức lương tối thiểu để công nhân ta có đời sống bảo đảm như công nhân ở Nam Dương hay Mã Lai. Thực hiện việc nầy có thể làm cho Việt Nam mất đi một phần lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư vào đất nước. Nhưng Việt Nam nên cạnh tranh với các nước khác dựa vào quản trị không tham nhũng, nhân lực trẻ và giáo dục cao, điều kiện làm việc tốt và giá trị đời sống cao.

Không nên chèn ép công nhân để thu hút đầu tư. Nếu không thì việc công nhân đình công là rất đáng được sự ủng hộ của mọi người và của các nguồn truyền thông xã hội, ví dụ như Việt Nam Thời Báo.

Tài liệu:

– Ngọc Tú. CAFEF – 5 ngày nghỉ việc của 5000 công nhân đầu năm mới: “Không tăng lương, chúng tôi không làm”, 11-02-2022 (https://cafef.vn/5-ngay-nghi-viec-cua-5000-cong-nhan-dau-nam-moi-khong-tang-luong-chung-toi-khong-lam-20220211161851512.chn)

– Minh Hải and K. Hoan. 10.000 công nhân đình công ở Ninh Bình, Nghệ An đã đi làm trở lại, 14/02/2022; (https://thanhnien.vn/10-000-cong-nhan-dinh-cong-o-ninh-binh-nghe-an-da-di-lam-tro-lai-post1429363.html)

– T.K.Tran. VNTB – “Đình công nối tiếp đình công… và vai trò mờ nhạt của Công đoàn”, 14/02/2022; (https://vietnamthoibao.org/vntb-dinh-cong-noi-tiep-dinh-cong-va-vai-tro-mo-nhat-cua-cong-doan/)

– Asianbriefing.com. “Minimum Wages in ASEAN for 2021”, April 16, 2013; (https://www.aseanbriefing.com/news/minimum-wages-in-asean-for-2021/)

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.