Hoàng Cơ Minh, Một Vị Anh Hùng Bất Tử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 29.9 kb

Có những người chết, nhưng lại trở thành bất tử. Vì khi sống, cuộc đời của những người này là một chuỗi dài đấu tranh oanh liệt. Và khi chết, họ cũng để lại cho hậu thế những bài học được nhắc nhở trong sự ngưỡng mộ đời đời.

Tháng 8, cách đây 19 năm, một vị anh hùng dân tộc đã vĩnh viễn ra đi và cái chết của ông trở thành bất tử. Đêm 27 rạng sáng ngày 28 tháng 8 năm 1987, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đã tự sát cùng với một số chiến hữu của ông tại Nam Lào, sau khi thất bại trong nỗ lực xâm nhập Việt Nam nhằm mưu tìm một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước. Sự dấn thân và cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như của những chiến hữu của ông đều là những tấm gương bất khuất.

Sau năm 1975, thế giới coi như vấn đề Việt Nam đã được giải quyết và nhiều lắm thì tìm cách cứu giúp những người tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do. Trên quê hương, một chế độ cai trị bằng bạo lực và bưng bít đã được thiết lập một cách chặt chẽ. Tại hải ngoại, người Việt tỵ nạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để có thể ổn định được cuộc sống. Trong bối cảnh đó, nhiều người chọn lựa thái độ quên đi quá khứ, cố gắng hội nhập vào đời sống mới, để có một tương lai mới trên xứ người. Nhưng cũng có những người vẫn khoắc khoải niềm đau dân tộc, không chấp nhận bỏ cuộc và vẫn tiếp tục chiến đấu.

Trong số này có Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, một vị tướng nổi tiếng là trong sạch và dũng cảm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Sau khi miền Nam thất thủ, ông sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ và đã chấp nhận sống bằng bất cứ nghề gì, để có thể dành hết thời giờ và tâm trí cho mưu đồ phục quốc. Tại vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi ông tạm cư, nhiều người còn ghi đậm trong ký ức hình ảnh một vị tướng sẵn sàng đi làm thợ sơn, sửa nhà, cắt cỏ,… để có ít tiền di chuyển đó đây hầu gặp gỡ những người đồng chí hướng.

Đối với ông, mối quan tâm duy nhất là tổ quốc và với mối quan tâm này, ông đã cùng với một số chiến hữu thành lập Lực Lượng Quân Dân Việt Nam. Đến đầu thập niên 80, Lực Lượng này đã được giải thể để cùng với một số tổ chức khác hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và ông đã được đề cử vào trách vụ chủ tịch.

Cũng vào đầu thập niên 80, quyết định chọn lựa con đường trở về nước chiến đấu là một chọn lựa đầy thử thách và nguy hiểm. Vì muốn trở về, chỉ có một cách là băng rừng, vượt núi từ những nước lân cận để xâm nhập Việt Nam. Tuy nhiên, ở vào thời điểm đó, những người thật sự muốn tranh đấu để thay đổi vận mệnh của đất nước không có một sự lựa chọn nào khác, nếu muốn trở về để chiến đấu ngay trong lòng dân tộc. Tướng Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu của ông đã chọn lựa con đường này.

Ngay sau khi thành lập Mặt Trận, ông đã dồn nỗ lực xây dựng những chiến khu tại vùng Đông Dương và đến tháng 7/1987, ông đã quyết định dẫn một đoàn kháng chiến quân băng qua lãnh thổ Lào để xâm nhập Việt Nam.

Nhưng điều không may là đoàn kháng chiến quân của Tướng Hoàng Cơ Minh đã bị chặn đánh ở biên giới Lào – Việt. Sau nhiều ngày cầm cự, Tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu của ông đã chọn con đường tự sát để không bị rơi vào tay kẻ thù.

Xưa, ông Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài sau khi thất bại trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nhưng tấm gương anh hùng của ông đã thúc dục bao nhiêu thế hệ Việt Nam dấn thân cho tổ quốc và bài học Yên Bái góp phần cho sự thành công lớn của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc tranh đấu giành độc lập.

Nay, ông Hoàng Cơ Minh nằm xuống khi cuộc tranh đấu giành lại tự do và dân chủ cho Việt Nam vẫn còn đang dang dở. Sự hy sinh của ông chắc chắn cũng đang góp phần cho sự thành công lớn của cả dân tộc Việt Nam trong tương lai.

Vì ông đã để lại cho vạn đời sau một ý chí can trường của những con người quyết tâm dẹp bỏ ách độc tài đang đè nặng trên quê hương để mang lại tương lai tươi sáng cho dân tộc, qua lời kêu gọi: “Vì tương lai của dân tộc, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của con em chúng ta, vì tương lai của chính chúng ta, vì tương lai của toàn thể Việt Nam yêu dấu, chúng ta hãy can đảm vùng lên, vai bên vai, cánh sát cánh, cương quyết lật độ bạo quyền Việt cộng để cứu nước và xây dựng đất nước.”

Vì lòng yêu nước của ông mãi mãi là tấm gương soi cho những người con yêu nước Việt, qua sự khẳng định: “Đường chúng ta đi chỉ có hai cái đích. Cả hai cái đích đều vô cùng vinh quang và ý nghĩa. Một là giải phóng Tổ Quốc Việt Nam. Hai là được anh dũng hy sinh cho đại cuộc giải phóng Tổ Quốc Việt Nam.”

JPEG - 15.7 kb

Vì ý chí của ông vẫn tiếp tục soi sáng con đường đấu tranh đưa đến ngày vinh quang của tổ quốc, khi ông tiêu liệu “Cuộc đấu tranh lịch sử này sẽ vô cùng gian lao, khó khăn và dai dẳng, nhưng chiến thắng này cũng sẽ vô cùng to lớn. Đây là trận chiến cuối cùng để mãi mãi chấm dứt chiến tranh, chấm dứt khổ đau, chấm dứt bất công trên quê hương yêu dấu.” Và cũng qua tiên liệu này, ông đã thành lập Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, hay còn gọi là đảng Việt Tân, để có một tổ chức chặt chẽ, gắn bó, với những chương trình hành động dài hạn nhằm đạt đuợc mục tiêu sau cùng là chấm dứt chế độ độc tài và canh tân lại đất nước.

Ngày nay, 19 năm sau ngày Tướng Hoàng Cơ Minh nằm xuống, những chiến hữu của ông và nhiều người Việt Nam yêu nước khác vẫn tiếp tục theo đuổi con đường của ông vạch ra. Rồi mai đây, khi đất nước thật sự không còn khổ đau và bất công, chúng ta sẽ thấy hình ảnh uy linh của Tướng Hoàng Cơ Minh, của vô số anh hùng bất tử, ẩn hiện theo bóng cờ vàng của tổ quốc.

Nguyễn Ngọc Đức

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.