Học Đấu Tranh Bất Bạo Động là Một Cái Tội???

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cái lo sợ lớn nhất của gia đình những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đang bị công an CSVN bắt trái phép từ hơn 1 năm qua và đang bị giam tại Nghệ An là con em của họ sẽ bị đưa ra xét xử trong phiên tòa “Bỏ Túi” vào cuối năm nay, theo lá thư gửi cho công luận vào ngày 30 tháng 11 vừa qua.

Đây không chỉ là lời báo động mà còn là lời cầu cứu khẩn cấp với dư luận trong và ngoài nước trước những hành vi chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN qua một số vụ xử gần đây như vụ xử Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Tấn Hải hay hai nhạc sĩ Trần Vũ An Bình, Việt Khang.

Xác suất CSVN xử “Bỏ Túi” rất cao. Lý do là bản Cáo Trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hà Nội (*) không có bất cứ luận chứng nào đúng luật, khi quy kết việc các thanh niên Công Giáo và Tin Lành này tham gia khóa học về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức là “hành vi phạm tội”.

Dựa trên “hành vi phạm tội” này, Viện kiểm sát CSVN đề nghị xét xử dựa trên điều 79 Luật Hình Sự là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với mức án từ 5 năm đến hai mươi năm, chung thân hay tử hình.

Từ chỗ đi học “đấu tranh bất bạo động”, công an CSVN đã quy chụp thành tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, quả là một sự gán ghép tùy tiện, phi lý và coi thường công luận.

Đấu tranh bất bạo động không phải là một chủ thuyết hay một phương thức nhằm lật đổ một chính quyền mà đơn thuần là những kỹ thuật giúp cho người dân thấp cổ bé miệng, vượt qua sợ hãi bị đàn áp, dám bày tỏ ý kiến phản đối của mình trước một vấn đề mà mình bất bình hay cho là bất công trong xã hội.

Sống trong những chế độ độc tài, do bị khống chế tư tưởng và o ép mọi mặt trong đời sống, người dân không dám bày tỏ ý kiến và tuân phục mọi mệnh lệnh phi lý từ bộ máy an ninh. Lâu dần đa số người dân chọn lối sống “mackeno” và trở thành vô cảm với mọi sự quanh mình, mặc tình để cho một thiểu số độc tài thao túng từ kinh tế, chính trị, giáo dục cho đến văn hóa, y tế, tôn giáo…

Đấu tranh bất bạo động là nhằm giúp cho những con người vô cảm biết rung động trước những khổ đau của đồng loại, giúp nhau thoát khỏi sự sợ hãi và chế ngự của bạo lực để nói lên khát vọng thay đổi tốt hơn cho xã hội, qua những phản ứng phi bạo lực như viết kiến nghị, viết thư phản đối, chất vấn và cao hơn nữa là tụ họp số đông để đòi hỏi chính quyền thỏa mãn các yêu sách chính đáng của người dân.

Đấu tranh bất bạo động đã có từ xưa và được người dân tại quốc gia Cộng sản ở Đông Âu (1989), Trung Á (2000) và nhất là tại Bắc Phi qua cuộc cách mạng Hoa Lài (2012) khai dụng để cùng nhau tụ họp chống tham nhũng, chống gia tăng vật giá, chống các hành động tra tấn chết người của công an v… v… để tạo áp lực thay đổi. Nếu hiểu rõ, chính quyền chỉ là phương tiện và người dân mới là cứu cánh, thì nguyện vọng chung của người dân luôn là lẽ chính đáng, và các cấp chính quyền phải thừa hành, tuân thủ.

Một chính quyền độc tài cố cưỡng lại ước muốn thay đổi của người dân, tiếp tục dùng bộ máy bạo lực đàn áp thô bạo thì hệ quả đương nhiên phải gánh chịu là sự thảm bại như chính quyền Mubarak của Ai Cập, Ben Ali của Tunisia, hay nhiều chính quyền độc tài tương tự trong giòng lịch sử của nhân loại.

Trong khi đó, cựu tướng Thein Sein, từng nằm trong nhóm quân phiệt Miến trước đây, đã thấy rõ sự bế tắc của guồng máy bạo lực quân phiệt Miến Điện nên sau khi được bầu làm Tổng thống vào đầu năm 2011, ông đã tuyên bố trả tự do cho các tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và mở cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyu, chấp nhận những thay đổi dân chủ hóa Miến Điện.

Nỗ lực của Tổng Thống Thein Sein – và tại một số chế độ độc tài khác như Ả Rập Saudi, Bahrain – là loại phản ứng tích cực đối với đấu tranh bất bạo động. Ông đã không làm như nhà cầm quyền CSVN là dùng điều 79 (hoạt động lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống chế độ) để tiếp tục đẩy bà Aung San Suu Kyu và dân tộc Miến Điện ở vào thế đối đầu mà đã tự thay đổi, chọn tự do dân chủ và tôn trọng ước muốn của đa số dân chúng Miến làm nền tảng phục vụ.

Những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đi học đấu tranh bất bạo động cũng chỉ là mong muốn Việt Nam sẽ có ngày chuyển hóa dân chủ như Miến Điện để mọi người dân Việt Nam được sống trong một xã hội tự do, dân chủ và hài hòa với lân quốc.

Đọc gần 20 trang bản cáo trạng, người ta chỉ thấy một dụng tâm duy nhất của Viện kiểm sát và công an CSVN là dựng ra vở kịch giả về cái gọi là ‘âm mưu chống chế độ” để tiếp tục đàn áp những thanh niên yêu nước.

Theo tin tức gia đình thì sinh viên Trần Minh Nhật và anh Đặng Xuân Diệu đã từ chối nhờ Luật sư vì họ “đã không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm”. Đặc biệt thanh niên Đặng Xuân Diệu nói rằng: “nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, và đó là chuyện của họ; họ phải tự chịu trách nhiệm”, mang ý nghĩa một bản cáo trạng của một công dân yêu nước đối với một thể chế cường quyền đang đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc và trào lưu văn minh của nhân loại.

Đúng như hai thanh niên Trần Minh Nhật và Đặng Xuân Diệu suy nghĩ, họ chưa hề có những hành động nào vi phạm điều 79 của Luật Hình Sự. Vì thế họ không cần Luật sư để biện hộ những gì mà họ đã không làm, không chủ trương như bản Cáo trạng gán ghép. Cảm phục khí khái của những thanh niên yêu nước bao nhiêu, người ta càng căm phẫn sự dối trá và xảo quyệt của bộ máy bạo lực CSVN bấy nhiêu.

Sau cùng, một trong những nguyên lý căn bản của đấu tranh bất bạo động là lòng dũng cảm. Bà Aung San Suu Kyu là tấm gương sáng chói của tinh thần này khi phải đối đầu với bạo lực trong 20 năm dài. Và bà đã chiến thắng! Chúng ta tin rằng những thanh niên Công Giáo và Tin Lành cũng như các nhà dân chủ Việt Nam dù có phải trải qua những năm tháng trong lao tù, sẽ mang lại chiến thắng sau cùng cho dân tộc, bởi chính họ là hiện thân của lòng dũng cảm.

Võ Đông Thành

* Cáo trạng đối với 17 thanh niên Công giáo và Tin lành: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/12/cong-bo-ban-cao-trang-vu-bo-tui-xet-xu.html

Nguồn: DienDanCTM.blogspot.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.