Hội Luận Cà Phê Đá, niềm cảm hứng của truyền thông tự do

Linh Mục Lê Ngọc Thanh (trái) và Linh Mục Trương Hoàng Vũ trong một kỳ Hội Luận Cà Phê Đá. Ảnh: Blog Tuấn Khanh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ tháng 6/2019, hy vọng rằng dân cư mạng vẫn còn thấy được thường xuyên chương trình Hội luận Cà Phê Đá, với hình ảnh đã trở nên quen thuộc lâu nay.

Đây là một trong những chương trình vlog có hàng chục ngàn người Việt trên toàn thế giới đón coi mỗi sáng thứ Hai, xuất hiện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn. Câu chuyện thời sự hàng tuần của đất nước, được hai linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ dẫn dắt, đã kiên trì mở ra nhiều góc tối của xã hội, lên tiếng cho tù nhân lương tâm và dân oan, trình bày quyền con người và luật pháp hiện hành.

Nhìn thoáng qua, Hội luận Cà Phê Đá giống như các cuộc tán gẫu thời sự, thế nhưng trong một thời gian ngắn, chương trình này đã trở thành điểm tựa cho nhiều người đang sống trong một đất nước đầy sự vô pháp, thất nhân tâm… Chương trình làm người xem thương mến, bởi họ vẫn còn tìm thấy những tiếng nói chân thành, kêu gọi sự minh bạch cho đất nước, cho số phận con người. Đã từng có lời bình luận của người xem, nói rằng Hội Luận Cà Phê Đá giống như giờ thời sự định kỳ của đài truyền hình phía tự do ngôn luận, chương trình truyền hình thật sự của nhân dân.

Dĩ nhiên, mọi thứ đều có cái giá của nó. Bên cạnh những lời cỗ vũ và chờ đón dành cho chương trình này, cũng có những sự căm ghét và những âm mưu từ kẻ có quyền.

Mới đây, có lệnh thuyên chuyển nhiệm sở đối với linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ, cho thấy linh mục Thanh phải về Vĩnh Long, còn linh mục Vũ sẽ phải đến Cần Giờ. Như vậy, từ cuối tháng 5/2019, dù có cố gắng nối tiếp, nhưng vlog Hội Luận Cà Phê Đá ắt sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Công việc mới bận rộn ập đến với từng linh mục, và quan trọng là họ phải rời trung tâm Sài Gòn, nơi tiếp nhận không ngừng hơi thở sự sống, vốn luôn bị bịt chặt các phần sống động nhất trên các trang báo của Nhà nước.

Từ năm ngoái, 3 vấn đề lớn mà vlog Hội Luận Cà Phê Đá đặt ra, làm nhức nhối những kẻ muốn bưng bít thông tin tại Việt Nam là vấn đề bắt bớ, giam giữ, kết án, bỏ tù một cách quái dị đối với những người yêu nước đã xuống đường từ ngày 10 tháng 6, năm 2018 để chống luật an ninh mạng, chống luật đặc khu nhượng địa cho Trung Quốc. Kế đến là vấn đề Luật an ninh mạng và tuờng trình các diễn biến quanh vụ cướp đất ở Vườn rau Lộc Hưng.

Nhưng đến sự kiện Vườn rau Lộc Hưng, không chỉ vlog Hội luận Cà Phê Đá có vai trò mở đường đưa ra các lời tố cáo, vạch trần sự lừa dối và trắng trợn của chính quyền quận Tân Bình, mà người ta còn thấy chương trình này đã tạo ra niềm cảm hứng cũng như khởi động sức mạnh truyền thông của giáo dân Công giáo. Thậm chí, chương trình này từ khi ra mắt, cũng tạo cảm hứng cho giới tự do tín ngưỡng ở Việt Nam trong việc gầy dựng truyền thông cho mình. Từ đầu năm 2019 đến nay, việc xuất hiện các vlog ngắn tường trình hay livestream của các phái Cao Đài Chơn Truyền, Hòa Hảo Thuần Túy, và kể cả Phật giáo Thống Nhất… đã trở nên nhiều hơn. Thậm chí trong các chứng cứ thu thập cho phúc trình của Ủy ban Tự do tôn giáo của Hoa Kỳ (USCIRF) năm 2019 về Việt Nam, có cả các video về người H’mong theo đạo Tin Lành gửi đến – điều mà trước nay vô cùng hiếm hoi.

Đã có nhiều lời đồn đoán về nhà cầm quyền tác động đến việc thuyên chuyển của các linh mục. Nhưng nói trên trang cá nhân của mình, linh mục Lê Ngọc Thanh nói rằng nhiệm kỳ và thuyên chuyển của các linh mục vẫn luôn là nguyên tắc bình thường.

Tuy vậy, với cái nhìn từ bên ngoài, rõ là tiếc nuối, khi các nguyên tắc đó bắt buộc phải thi hành vào những thời điểm mà các linh mục đang cống hiến tốt nhất, mạnh mẽ nhất khả năng của họ. Và thậm chí cũng bất thường, khi liên hệ đến trường hợp linh mục Nguyễn Duy Tân phải rời bỏ giáo xứ Thọ Hòa để về phụ việc ở công trình Đức Mẹ Núi Cúi, lúc này.

Công việc truyền thông, phụng sự cho những TPB-VNCH (thương phế binh VNCH) cũng được nhiều người đặt dấu hỏi về việc có thể tồn tại lâu dài hay không ở Dòng Chúa Cứu Thế. Đặc biệt là vào cuối năm ngoái, khi có tin hành lang rằng nhà cầm quyền muốn chấm dứt việc tập hợp các TPB-VNCH như vậy, dù chỉ là giúp đỡ từ thiện. Khi được hỏi về điều này, linh mục Phạm Trung Thành – người từng bị cấm xuất cảnh và nhiều lần bị tra vấn bởi nhà cầm quyền, đã nói rằng ông vẫn làm, và sẽ phải làm cho những con người bị thiệt thòi đó. “Chúng tôi phụng sự Chúa, và đã là việc của Chúa thì không ai có thể cản được”, linh mục Phạm Trung Thành nói, cũng trên một vlog của truyền thông Công giáo.

Hội Luận Cà Phê Đá sẽ tiếp tục hay tạm dừng? Khán giả của vlog này nhìn về hiện tại và lo lắng. Nhưng trên thực tế, dù tiếp tục hay tạm dừng, thì chương trình này cũng đã làm được điều tưởng chừng như vô vọng vào những lúc khó khăn nhất: thổi một luồng gió mới đầy cảm hứng về truyền thông tự do, trong một đất nước độc tài kiểm duyệt.

Tuấn Khanh

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.