Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam IJAVN và khát vọng tự do báo chí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mùa hè năm 2014, cùng với sự kiện đòi hỏi chính phủ hành động nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo trước hành vi xâm lấn trực tiếp của Bắc Kinh, nhiều hội đoàn độc lập cũng đã ra đời, và Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) là một trong số đó.

Đó một dấu hiệu hy vọng hiếm có cho xã hội dân sự Việt Nam. Bởi lẽ, xã hội Việt Nam dưới một hệ thống đơn đảng đã trở thành một nhà nước theo dõi, không có bất kỳ mảng ngành nào, hoặc khía cạnh nào thoát khỏi tầm kiểm soát từ phía chính quyền nhà nước. Báo chí là một lĩnh vực đặc biệt, đến mức, một tổ chức với tên gọi Ban Tuyên Giáo Trung Ương ra đời chỉ để đưa yếu tố này vào khuôn khổ, phục vụ cho mục đích của chính đảng (ĐCSVN). Và vì lẽ đó, một yếu tố mới về cả tổ chức hay phương thức báo chí, đều được đánh giá như một sự phản ứng bất lợi cho chính quyền hiện tại.

Nhưng nền báo chí cách mạng trực thuộc quản lý của ĐCSVN đã không thực sự cách mạng, nhiều tin tức giả, huyền ảo hóa, hay thậm chí lá cải hóa đã xuất hiện, biến báo chí trở thành nơi thỏa mãn các thị hiếu tầm thường và phục vụ cho nhu cầu vật chất phù phiếm. Một tin sao nữ hở ngực có thể được đăng tải nhiều hơn những tin tức liên quan đến những lần đụng độ giữa ngư dân Việt Nam và tàu kiểm ngư Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Điều này không xa lạ, khi mà các phương tiện truyền thông được định hướng khá chặt chẽ trên lĩnh vực chính trị gắn với nhãn những chủ đề nhạy cảm cần tránh, nhưng thả nổi trên các lĩnh vực khác nhằm bẻ lái dư luận.

Hệ thống báo chí cách mạng không gây ra gì ngoài sự phẫn nộ, thống khổ và thờ ơ. Và Hà Nội ít khoan dung hơn đối với các phương tiện truyền thông ngoài lề. Nhưng rõ ràng, chúng ta cần tin rằng, đất nước chúng ta xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn, xứng đáng được hưởng quyền tự do ngôn luận hơn. Để báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân, và nó truyền tải những thông điệp ý nghĩa và mang tính chất thúc đẩy xã hội đi lên hơn, chứ không phải là một phần của bộ máy tuyên truyền của Hà Nội.

IJAVN ra đời trên nhu cầu bức thiết đó, và khởi đầu của tổ chức này cũng đã thu hút nhiều người với tâm lý, nỗi niềm, lý tưởng đó. Không ít người trở thành hội viên IJAVN bởi họ cảm thấy có trách nhiệm với công việc của họ và cảm thấy cần phải viết những gì họ thấy cần thiết, nhưng không bẻ cong ngòi bút của chính mình. Họ đứng vào trong một tổ chức nghề nghiệp, một quyết định của sự dũng cảm. Nơi mà mỗi ngày trôi qua, là một ngày chiến thắng trước sự hỗn loạn, và không có sự thỏa hiệp đe dọa đến sự chính trực của bạn.

Hãy xem tiến trình 5 năm trôi qua đã có gì thay đổi trên IJAVN (thông qua Việt Nam Thời Báo)? Những bài luận với ngôn ngữ sắc sảo hơn, dẫn chứng nhiều hơn. Có sự phân tách các chủ đề một cách rõ ràng, ngôn từ phù hợp với các tiêu chí mà chính bản thân IJAVN đặt ra. Những ngôn ngữ không hằn học hay kích động hận thù, những bài viết với nội dung bình luận trên chính kiến cá nhân dựa trên những sự việc có thực được báo chí nhà nước phản ảnh trước đó; những nhận định cá nhân với không ít thuyết âm mưu, nhưng được gắn liền với các sự kiện và diễn giải đầy tính hợp lý; những bài dịch nóng hổi tính thời sự, nhất là về quan hệ Việt – Trung; những bài phỏng vấn đi nhanh vào vấn đề và nêu bật tính thông tin tới người đọc,…

Rõ ràng, so với thời kỳ đầu, IJAVN đã có những nội dung nền tảng, những cây bút chắc chắn hơn trong tư duy và lý luận về cả mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Nhưng cũng giống như nhiều hội đoàn độc lập khác, chuyên nghiệp vẫn là khát vọng với chính tổ chức này, khi các nội dung trên Việt Nam Thời Báo vẫn còn ít nhiều chậm tính thời sự hơn so với các trang web thông tin khác, tính tổng hợp chưa cao như baotiengdan; khả năng quản trị về văn phong và các vấn đề khác trong biên tập có vẻ như còn thấp so với luatkhoa tạp chí;… Nhưng những khiếm khuyết nêu trên, mặc dù có thể cảm thông là do nhân sự đều ở Việt Nam (so với các trang tin bài khác là ở nước ngoài), thì đó vẫn là vấn đề cần đặt ra, nếu IJAVN muốn trở thành một tổ chức nghề nghiệp chuyên môn hóa cao hơn, và tính chuyên nghiệp nhiều hơn. Đưa Việt Nam Thời Báo trở thành một trang tin bài phản biện thực sự, khách quan thực sự, và thời sự thực sự. Đáp ứng tốt các tiêu chí về độ nhạy bén với thông tin trong và ngoài nước, và những bình luận súc tích nhưng đầy tính sắc sảo. Và bất chấp tất cả các tỷ lệ cược, báo chí độc lập hay IJAVN vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam và kết quả công việc của nó dần dần thấm vào phạm vi công cộng. Về cơ bản, những nỗ lực này đang đặt nền móng báo chí sinh động hơn, nhân bản hơn cho một nước Việt Nam trong tương lai.

Mới đây, Hội Đồng Nhân quyền LHQ 41 đã ra tuyên bố chung của Anh, Hà Lan và Canada, nhắc lại cam kết của họ đối với quyền tự do ý kiến và bày tỏ.

Trong lời tuyên bố, đại sứ của Anh tại Liên Hợp Quốc thay mặt ba quốc gia tuyên bố: quyền tự do ý kiến và bày tỏ vẫn là quyền thiết yếu để bảo vệ tất cả các quyền con người và góp phần vào sự thịnh vượng, ổn định và khả năng phục hồi của một xã hội. Chúng tôi vẫn cam kết làm việc với tất cả các thành viên của Hội Đồng để làm sáng tỏ vấn đề này và đảm bảo rằng các quốc gia có các công cụ họ cần để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông.

Tuyên bố này đã phần nào cũng chỉ ra sứ mệnh của IJAVN và vai trò của IJAVN trong bảo vệ quyền con người, sự thịnh vượng và khả năng phục hồi xã hội Việt Nam bị tổn thương bởi nền báo chí định hướng và cải hóa nhanh chóng. Đồng thời cũng nhắc nhở về một tổ chức báo chí nghề nghiệp cần được Hà Nội thừa nhận, như là một trong những ví dụ điển hình nhất về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do báo chí, như một sự tất yếu của dòng thác thông tin, và nhu cầu bức thiết về quyền tự do ngôn luận của người dân.

An Viên

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.