tự do báo chí

Ảnh minh họa: Crowell

Nhớ TS Phạm Chí Dũng

Bộ Công an, một lực lượng kiêu binh có thể tạo dựng chứng cớ để bắt bớ bất kỳ ai. Một chế độ “công an trị” theo mô hình Stasi ở Đông Berlin đã dần hình thành ở quê nhà. Trách cứ ai đây? Chúng là sản phẩm của thời đại chúng ta. Người dân Việt Nam vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm với cái thể chế ấy.

Ý thức… bưng bít thông tin*

Qua chuyện này thì một lần nữa thấy cái ý thức bưng bít thông tin như đã trở thành một phản xạ vô điều kiện của các “cán bộ.” Buồn cười hơn là ở chỗ, đám cháy chẳng phải do họ gây ra, thậm chí họ đã “phản ứng nhanh” và đáng được tuyên dương vì hành động kịp thời, ngăn được một thảm họa ngay trước mắt. Nhưng lạ thay, họ vẫn “sợ trách nhiệm”. Tốt nhất là nên bịt kín!

Bản đồ xếp hạng tự do báo chí tại 180 quốc gia trên thế giới, do tổ chức Phóng viên Không biên giới thực hiện. Ảnh: Phóng viên không biên giới (Reporters Sans Frontiers - RSF)

Tự do báo chí: Việt Nam tụt 4 hạng trong nhóm cuối bảng, chỉ trước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên

Nhân ngày Tự Do Báo Chí 03/05/2023, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) công bố bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện hành nghề báo của 180 nước trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 178, chỉ trước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Theo RFS, ở châu Á, hoạt động báo chí bị cản trở nhiều nhất tại các nước độc đảng.

Giải Nhân Quyền Martin Ennals 2022 được trao cho nhà báo tự do Phạm Đoan Trang. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân

Buổi trao Giải Nhân Quyền Martin Ennals 2022 cho Phạm Đoan Trang

Ngày 2/6/2022, tại thành phố Genève, Thụy Sĩ đã diễn ra buổi lễ long trọng trao giải thưởng Nhân Quyền Martin Ennals. Đây là một giải được tổ chức hàng năm để vinh danh các nhà bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải được trao cho những cá nhân đã có những hoạt động can đảm chống lại các vi phạm nhân quyền để bảo vệ quyền con người.

Năm nay, ba nhà hoạt động được vinh danh là: Ông Daouda Diallo, người nước Burkina Faso; Ông Abdul-Hadi Al-Khawaja, người nước Bahrain; và nhà báo tự do Phạm Đoan Trang.

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang với cây đàn. Ảnh: Voice

Sợ cả tiếng đàn Guitar

Khi tiếng khô khốc của cánh cửa nhà giam đóng sập lại

Vẫn có tiếng đàn văng vẳng

Bởi những dây đàn từ trái tim ấy

Vẫn ngân nga…

Dư luận quốc tế lên án vụ đàn áp, bỏ tù nhóm Báo Sạch. Ảnh: Youtube Việt Tân

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng: Vì sao nhóm Báo Sạch bị án tù nặng như vậy

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định về: bản án dành cho nhóm Báo Sạch; Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện của LHQ lên tiếng bác bỏ chứng cứ mà chính quyền Việt Nam dùng để buộc tội nhà báo Phạm Đoan Trang; tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Minh Chính tại Anh Quốc trước khi tham dự Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu; và nguy cơ tác động biến đổi khí hậu mà Việt Nam đối mặt.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price lên tiếng về quyền tự do báo chí tại Việt Nam, ngày 18/08/2021. Ảnh: Andrew Harnik POOL/ AFP

Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo của nhóm “Báo Sạch”

Hôm qua, 29/10/2021, Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo công dân vừa bị kết án tù với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”

Trong thông cáo, ông Ned Price nhấn mạnh: “Nhóm nhà báo này chuyên làm những phóng sự điều tra về nạn tham nhũng và việc này dĩ nhiên không phải là một tội ác.” Thông cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ viết tiếp: “Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo này và cho tất cả những người bị bắt giam một cách bất công, đồng thời để cho mọi công dân ở Việt Nam được quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sự bị trừng phạt.”

Thăm gặp bà Phạm Đoan Trang

Bà Trang bị cáo buộc bởi một số tập tài liệu bằng tiếng Anh, hai bài phỏng vấn trên đài RFA và BBC; bà không bị cáo buộc về các cuốn sách và các bài viết trên Facebook Pham Doan Trang vì bà không xác nhận rằng đó là tài khoản của mình (do đó không có cơ sở để xử lý).

Một số thủ tục và quyền tố tụng của bà đã được tôi trao đổi với tư cách luật sư để bà thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước phiên tòa sắp tới.

Bản đồ Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2021 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cho thấy Việt Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường "rất tồi tệ" đối với tự do báo chí. Ảnh: RSF

RSF: Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội, tiếp tục không có tự do báo chí

Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, theo đánh giá mới được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố, trong đó nhận định rằng quốc gia do đảng Cộng Sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.

Dân Biểu Adam Schiff (trái) và Thượng Nghị Sĩ Dân chủ Amy Klobuchar vừa đệ trình Dự Luật Trách Nhiệm Tự Do Báo Chí nhằm mục đích quy trách nhiệm cho những quan chức nhắm mục tiêu vào các nhà báo.

Giới lập pháp Mỹ ra dự luật tăng cường tự do báo chí toàn cầu

Các nhà lập pháp Mỹ trong tháng này đưa ra hai dự luật chú trọng đến việc quảng bá tự do báo chí và bảo vệ các nhà báo trên thế giới.

Luật Tự Do Báo Chí Toàn Cầu, một nỗ lực lưỡng đảng, của TNS Dân Chủ Brian Schatz và TNS Cộng Hòa Todd Young là ‘đại sứ’ của tự do báo chí và huấn luyện các nhân viên ngoại vụ cổ súy truyền thông độc lập và bảo vệ ký giả nước ngoài. Trong khi đó, Luật Trách Nhiệm Tự Do Báo Chí do TNS Dân Chủ Amy Klobuchar và DB Dân Chủ Adam Schiff đệ trình, có mục đích quy trách nhiệm cho những viên chức đàn áp các nhà báo.

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại

Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do [EVFTA} vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại,” Dân Biểu Liên Bang Đức Künast [Chủ Tịch Nhóm Dân Biểu về Quan Hệ với Khối ASEAN] cảnh báo.

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ về việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên thứ 3 của Hội bị bắt giữ trong thời gian gần đây. Ảnh: Việt Nam Thời Báo (IJAVN)

Thông cáo báo chí của Hội Nhà Báo Độc Lập về việc bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam kêu gọi mọi người dân Việt Nam ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… mà hiện đang bị vi phạm hết sức nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền cộng sản. Tất cả người dân Việt Nam cần ủng hộ các nhà báo độc lập, bao gồm cả các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong việc đấu tranh đòi quyền tự do báo chí.