Hong Kong chưa yên

Một phụ nữ đi qua một bảng cổ động Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong. Ảnh chụp hôm 30/6/2020, cùng ngày Trung Quốc đã phê chuẩn đạo luật nầy, gây ra lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng để kiềm chế tiếng nói của phe đối lập và cư dân Hong Kong. Ảnh: AP/Kin Cheung
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong đã được Bắc Kinh ban hành ngay sau khi nó được thông qua. Bộ luật quy định những tội danh nhắm vào giới đấu tranh dân chủ Hong Kong như hành động ly khai, hoạt động lật đổ, khủng bố, cấu kết với thế lực nước ngoài. Người vi phạm những quy định này có thể bị tuyên án tù cao nhất tới chung thân.

Việc Trung Quốc vội vã ban hành bộ luật an ninh này là một thách thức đối với cộng đồng quốc tế vì Hong Kong đang hưởng quy chế “Một quốc gia, Hai chế độ” với thời gian 50 năm theo thoả thuận ký kết năm 1997 giữa Anh và Trung Quốc. Giờ đây coi như quy chế ấy đã bị Bắc Kinh vô hiệu hoá và người dân Hong Kong từ nay sống dưới sự kềm kẹp của luật pháp khắt khe không khác người dân lục địa. Không cần một thời hạn chuẩn bị, bộ luật được công bố và có hiệu lực ngay tức khắc từ giữa đêm 30 tháng Sáu. Gần như ngay sau đó, truyền thông quốc tế cho biết đảng Demosisto của nhà hoạt động Joshua Wong và vài nhóm dân chủ khác tuyên bố giải tán để không trở thành đích nhắm của Luật An Ninh.

Sự kiện này cho thấy hai điều:

Thứ nhất, Trung Cộng muốn chận đứng ngay cuộc tuần hành vì dân chủ đánh dấu 23 năm ngày Anh bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc. Đây là cuộc tuần hành mà theo thông lệ được tổ chức ngày 1 tháng Bảy hàng năm. Đặc biệt năm nay trong bối cảnh sôi sục của phong trào dân chủ, Bắc Kinh không muốn Đặc khu Hong Kong nằm dưới áp lực của một cuộc tuần hành có thể lôi kéo hàng triệu người.

Thứ hai, qua việc công bố đạo luật an ninh phiên bản Hong Kong, Trung Quốc cũng muốn “thách thức” Hoa Kỳ, bất chấp những lời đe doạ gần đây như rút lại quy chế ưu đãi cho Hong Kong. Đồng thời cũng tạo ra một sự đối đầu mới, buộc Hoa Kỳ phải đối phó cùng lúc với vấn đề Biển Đông.

Ngay trong đêm 1 tháng Bảy, hình ảnh cảnh sát Hong Kong bắt giữ hơn 300 thanh niên nam nữ cho thấy Bắc Kinh cương quyết áp dụng Luật An Ninh Quốc Gia ngay tức khắc để dập tắt mầm mống mà Hoa lục gọi là bạo loạn. Hành động cứng rắn của Bắc Kinh cũng cho người ta thấy là nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” tại Hong Kong coi như cáo chung sau 23 năm Anh trao trả cho Trung Cộng từ năm 1997, chứ không chờ đến năm 2047.

Hành động quyết liệt của Bắc Kinh đã không chỉ làm cho phong trào dân chủ Hong Kong bị hụt hẫng mà còn khiến cho dư luận trên thế giới lo ngại, liệu đạo luật này có làm tàn lụi những cuộc biểu tình có lúc lên đến hàng triệu người hay không?

Qua Luật An Ninh Quốc Gia, Bắc Kinh đã quy kết những người biểu tình hiện nay vào các tội như ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoại sẽ bị trừng phạt bằng án tù tối thiểu từ 3 năm đến chung thân; hay cáo buộc những ai làm hư hại các phương tiện giao thông công cộng là khủng bố cho thấy là Bắc Kinh muốn triệt tiêu các cuộc biểu tình không còn xảy ra ở quy mô lớn như quá khứ.

Hiện nay các nhà dân chủ và các nhóm, tổ chức xã hội dân sự tại Hong Kong im lặng để tìm những biện pháp khắc phục. Trong khi đó, có hai quốc gia lên tiếng chống đối mạnh mẽ Luật An Ninh của Bắc Kinh là Hoa Kỳ và Anh Quốc, trong khi các quốc gia khác như Nhật Bản, Pháp thì chỉ bày tỏ quan điểm “lo ngại” trong sự chừng mực mà thôi.

Đối với Hoa Kỳ, ngoài chính quyền Tổng Thống Trump đã chỉ trích Bắc Kinh và ra quyết định ngưng quy chế ưu đãi cho Hong Kong thì Hạ Viện Hoa Kỳ đã nhanh chóng thông qua dự luật  chế tài đối với các viên chức Trung Quốc và Hong Kong, lần này có tính cách bắt buộc.

Trong khi đó Anh Quốc cũng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc “vi phạm trắng trợn” thoả thuận trao trả Hong Kong năm 1997, đồng thời cùng với Đài Loan, Úc cam kết cho người dân Hong Kong có quyền xin tỵ nạn.

Trên mặt dư luận thì sự ủng hộ của quốc tế vào lúc này rất quan trọng, để cho thấy Hong Kong không cô đơn; nhưng điều tiên quyết để cho phong trào dân chủ tại Hong Kong tiếp tục đi lên chính là đích nhắm của cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong (Legislative Council) khóa 7 vào ngày 6 tháng Chín, 2020 tới đây.

Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong là một quốc hội thu hẹp của Hong Kong có 70 ghế đại biểu; hiện nay phe thân Bắc Kinh chiếm 40/70 tức hơn phân nữa. Nếu trong kỳ bầu cử sắp tới, với 35 ghế do phổ thông đầu phiếu, phe dân chủ vùng lên kiểm soát được Hội Đồng Lập Pháp thì cục diện Hong Kong có thể thay đổi theo chiều hướng có lợi cho phong trào dân chủ rất nhiều.

Năm ngoái, tại cuộc bầu cử Hội đồng quận Hong Kong được tổ chức vào ngày 24 tháng Mười Một cho tất cả 18 Hội đồng quận của Hong Kong, phe dân chủ đã giành thắng lợi vẻ vang khi giành quyền kiểm soát 17 trong số 18 Hội đồng quận, tăng gấp ba số ghế của họ từ khoảng 124 đến 389 ghế trong tổng số 452 ghế phải bầu trong cuộc bầu cử này.

Với thắng lợi vẻ vang như vậy và với sự phẫn nộ về Luật An Ninh Quốc Gia mà Bắc Kinh đã áp đặt lên Hong Kong và Ma Cau vào ngày 30 tháng Sáu vừa qua, sẽ là động lực kích thích hơn 7,4 triệu người Hong Kong đi bầu để chọn một Hội Đồng Lập Pháp dân chủ nhằm chống lại Luật An Ninh.

Nói cách khác, cuộc đấu tranh của 7,4 triệu cư dân Hong Kong đang còn ở phía trước trong hai tháng tới. Chắc chắn Hong Kong sẽ không ngoan ngoãn khuất phục trước bạo lực, như lời của Joshua Wong: “Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quê hương của mình, cho đến khi họ bịt miệng, xoá sổ tôi khỏi mảnh đất này.”

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.