Biểu tình Hong Kong

Người dân Thái Lan biểu tình đòi dân chủ bên ngoài tòa nhà Quốc Hội ở Bangkok hôm 24/9/2020. Ảnh: AFP

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong và Thái Lan đang lan tỏa đến Việt Nam?

“Tôi nhớ trước đây khoảng 4-5 năm trở về trước thì khi gặp gỡ với các bạn trẻ, các bạn thường thờ ơ và không hiểu biết gì về chính trị hết. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì người dân cũng quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn về hiện tình của xã hội và đất nước cũng như tìm cách đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường của mình. Tôi nghĩ rằng có lẽ một phần nào đó do các hình ảnh từ diễn biến của quốc tế mang lại qua truyền thông và qua internet…” (Đỗ Nam Trung)

Giới trẻ Thái Lan biểu tình giơ tay chào ba ngón để thể hiện sự phản kháng đối với chính quyền hiện tại. Ảnh: AFP

Biểu tình ở Hong Kong đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?

Những người biểu tình Thái cũng học hỏi ý tưởng về việc sử dụng sức mạnh của mạng xã hội để giải trí, giáo dục và đoàn kết nhau cũng như về nghệ thuật tổ chức các cuộc biểu tình mà không cần người lãnh đạo, mặc dù không rõ phong trào có thực sự là không có người lãnh đạo cũng như liệu có những cá nhân đứng sau hậu thuẫn nó hay không.

Với áo thun đen và khẩu trang, những đám đông tụ họp và giải tán chớp nhoáng được kết nối thông qua mạng xã hội, các biểu tượng, những cách chơi chữ thông minh và những tư tưởng lan truyền nhanh trên internet đã xuất hiện ngày càng nhiều.

Bảng cổ động cho luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong dọc theo một lối đi của khách bộ hành ở Hong Kong.

10 điều cần biết về Luật An ninh Quốc gia Hong Kong

Được công bố lần đầu vào tháng Năm, đạo luật hình sự chưa từng có tiền lệ này đã được soạn thảo tại Bắc Kinh, sau đó được nhanh chóng thông qua trong phòng kín và bỏ qua mọi sự giám sát của cơ quan lập pháp địa phương [Hong Kong].

Bộ Trưởng Tư Pháp của Hong Kong thừa nhận rằng luật mới sẽ không phù hợp với truyền thống thông luật của thành phố, trong khi các nhà phê bình cho rằng nó đánh dấu sự kết thúc của thể chế “Một quốc gia, Hai chế độ.”

Xé pano có hình Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Ahmedabad, Ấn Độ, 24/6/2020. Ảnh: AP

Tập Cận Bình và kế ‘sát kê hách hầu’ tại Hong Kong

Các quốc gia khác đang phải đối phó với trận đại dịch Covid-19 và lo kinh tế thế giới suy thoái. Hai nước Tây phương quan tâm đến Hong Kong nhất là Anh Quốc và Mỹ, đều bị bệnh nặng nhất. Tổng thống Mỹ đang lo vấn đề tranh cử cuối năm nay. Bang giao giữa các nước châu Âu và Mỹ đang căng thẳng. Trung Cộng đã nhân cơ hội này thi hành kế “Sát Kê Hách Hầu,” giết gà để dọa khỉ!

Một phụ nữ đi qua một bảng cổ động Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong. Ảnh chụp hôm 30/6/2020, cùng ngày Trung Quốc đã phê chuẩn đạo luật nầy, gây ra lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng để kiềm chế tiếng nói của phe đối lập và cư dân Hong Kong. Ảnh: AP/Kin Cheung

Hong Kong chưa yên

Trên mặt dư luận thì sự ủng hộ của quốc tế vào lúc này rất quan trọng, để cho thấy Hong Kong không cô đơn; nhưng điều tiên quyết để cho phong trào dân chủ tại Hong Kong tiếp tục đi lên chính là đích nhắm của cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong (Legislative Council) khóa 7 vào ngày 6 tháng Chín, 2020 tới đây.

Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong là một quốc hội thu hẹp của Hong Kong có 70 ghế đại biểu; hiện nay phe thân Bắc Kinh chiếm 40/70 tức hơn phân nữa. Nếu trong kỳ bầu cử sắp tới, với 35 ghế do phổ thông đầu phiếu, phe dân chủ vùng lên kiểm soát được Hội Đồng Lập Pháp thì cục diện Hong Kong có thể thay đổi theo chiều hướng có lợi cho phong trào dân chủ rất nhiều.

Hong Kong biểu tình đòi độc lập, thách thức Luật An Ninh Quốc Gia của Bắc Kinh

Cảnh sát Hong Kong đã bắn vòi rồng, hơi cay và bắt giữ khoảng 370 người vào hôm thứ Tư 1 tháng Bảy, khi những người biểu tình xuống đường, bất chấp Luật An Ninh Quốc Gia Hong Kong, do Trung Quốc đưa ra để dập tắt bất đồng chính kiến, có hiệu lực áp dụng.

Chiều ngày 30 tháng Sáu, Bắc Kinh đã công bố các chi tiết của một đạo luật bị thế giới chỉ trích trong nhiều tuần qua, vì sẽ đẩy một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới vào con đường bị cai trị độc đoán.

Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu cho Dự Luật An Ninh Quốc Gia cho Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong trong một phiên họp hôm 28/5/2020 của Quốc Hội Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Đen tối Hong Kong

Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản và cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ… từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục.

Những điều nguy hiểm của Dự Luật An Ninh Quốc Gia đối với Hong Kong

Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy việc áp đặt Dự Luật An Ninh Quốc Gia đối với Hong Kong. Điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối của người dân Hong Kong. Bà Carrie Lam, Đặc Khu Trưởng Hong Kong tuyên bố “hoàn toàn hợp tác” với chính quyền Bắc Kinh.

Luật nầy – nếu được thông qua – sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự tự trị của Đặc Khu Hong Kong, nguyên tắc “1 quốc gia 2 chế độ” có còn nguyên vẹn hay không và phong trào dân chủ tại Hong Kong sẽ ra sao?…

Cảnh sát Hong Kong trang bị đầy đủ chuẩn bị đối phó với người biểu tình. Ảnh: AP Photo/Vincent Yu

Hong Kong và thế khó của Hoa Kỳ

Giải pháp tốt nhất có lẽ là Washington, thay vì trừng phạt Hong Kong, phải có áp lực trực tiếp với Bắc Kinh để buộc Trung Quốc phải tôn trọng cam kết “một quốc gia, hai hệ thống,” tôn trọng quyền tự trị của Hong Kong.

Người dân Hong Kong biểu tình phản đối dự luật an ninh, hôm 24/05/2020. Ảnh: Reuters

Vì sao Bắc Kinh m­uốn thông qua Dự Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong?

Bắc Kinh lo sợ phe dân chủ tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong vào tháng Chín tới đây, sẽ không chỉ trở thành lực đối đầu với chính quyền Bắc Kinh mà còn liên kết với chính quyền Đài Loan chống lại các biện pháp kiểm soát của Hoa Lục.

Trong nỗi hoảng loạn đó, Tập Cận Bình muốn áp đặt một lần nữa dự luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong, để không chỉ đàn áp phe dân chủ mà tìm cách vô hiệu hóa mọi cuộc biểu tình của người dân Hong Kong trong nhiều thập niên qua.

Bất chấp đàn áp, các cuộc xuống đường ở Hong Kong diễn ra liên tục trong nhiều tháng và dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2020. Ảnh: Getty Images

2019: Năm của những cuộc xuống đường

Trên tất cả, như trong năm qua cho thấy, các cuộc bùng nổ bất mãn xã hội nay có thể nổ ra tại những nơi bất ngờ và vì những lý do không ai biết trước. Thành ra tuy rằng 2019 có thể có một chỗ đứng trong lịch sử như là môt năm của xuống đường, nhưng có khả năng, năm mà tạo ra những thay đổi làm rung chuyển thế giới sẽ là năm 2020.

Sau khi có kết quả cuộc bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11/ 2019 với chiến thắng to lớn của phe dân chủ giành được gần 400 trong tổng số 452 ghế, dân Hong Kong mừng thắng lợi... cho thế hệ tương lai. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Sự im lặng long trời lở đất

Trong nhiều tháng nay, chính phủ [Hong Kong] đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị nào, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hong Kong nói, đa số thầm lặng rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật [24/11/2019] mà một sự thật “long trời lở đất” được họ bày tỏ.