Biểu tình Hong Kong

Thế hệ trẻ Hong Kong chiến đấu bảo vệ những giá trị họ đã và đang có - một cuộc chiến vì tương lai của chính họ và các thế hệ sau.

Hong Kong: Cuộc chiến giữa thiện và ác

Cuộc đấu tranh bền bỉ từ sáu tháng qua của người Hong Kong là một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa con người và cỗ máy chuyên chính vô sản, giữa lương tri nhân loại và cuồng vọng bá quyền cộng sản. Người Hong Kong đã hơn một lần chinh phục con tim của thế giới như đã từng ngự trị trong lòng của hàng triệu người trong đó có thế hệ chúng tôi.

Ảnh: 130.000 người Hong Kong xuống đường kêu gọi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hong Kong tại quận trung tâm hôm 14/10/2019. Nguồn: HKFP

Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt quan chức vi phạm nhân quyền, làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong

Đạo Luật quy định các biện pháp trừng phạt quan chức vi phạm nghiêm trọng quyền con người cũng như những người chịu trách nhiệm làm suy yếu quyền tự trị của Đặc Khu Hong Kong. Cụ thể là bất cứ ai “chịu trách nhiệm trong việc bắt cóc và tra tấn người dân, những người đang thực thi các quyền con người cơ bản, được quốc tế công nhận” bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ, cũng như bị áp dụng các biện pháp trừng phạt khác.

Trưởng Đặc Khu Carrie Lam trong cuộc gặp gỡ báo giới sau khi tuyên bố rút dự luật. Ảnh: Sam Tsang/SCMP

Vì sao người Hong Kong không muốn, cũng không thể dừng lại?

Bất kể các nỗ lực áp đặt của Bắc Kinh, những quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tụ tập, và đặc biệt là tự do báo chí của người Hong Kong vẫn được bảo đảm – ít nhất là cho tới thời điểm này. Nhưng hơn ai hết, họ hiểu rằng những quyền cơ bản mình đang có giống như một lâu đài xây trên cát. Những người biểu tình trẻ tuổi khẳng định, “tự do mà không có dân chủ là thứ tự do yếu ớt, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị một chính quyền vô pháp vô thiên đập chết.” Không thay đổi thể chế, không giành lấy cho mình quyền quyết định vận mệnh, mọi “thay đổi” đều chỉ là hình thức, các vấn đề sẽ trở lại như cũ, và chỉ có tệ hơn.

Ảnh: Họa sĩ Kay Wong/South China Morning Post

Chiến thuật truyền thông “Be Water”

Trong khi chiến thuật “xử lý khủng hoảng truyền thông” Trung Cộng là quá quen thuộc và bị động, giới trẻ Hong Kong hoàn toàn chủ động và thiên biến vạn hóa trong các chiến dịch “ứng xử” truyền thông bằng sự sáng tạo không giới hạn và sự linh hoạt xuất sắc. Họ không cần đẩy lùi luận điểm Trung Cộng. Nó thấp kém và nghèo nàn về tư duy đến mức họ không cần quan tâm. Họ tạo ra sự kiện và làm chủ sự kiện. Họ luôn “đánh” và “ra chiêu” một cách bất ngờ.

Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm trả lời phỏng vấn của phóng viên Trường Giang, Đài SBTN Boston, Hoa Kỳ hôm 31 tháng Tám, 2019. Ảnh chụp màn hình SBTN

SBTN Boston phỏng vấn Chủ Tịch Đảng Việt Tân về tình hình thời sự

Chủ Tịch đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm trả lời phỏng vấn của đài SBTN Boston. Ông đưa ra nhận định tổng quát về tình hình tranh đấu cho tự do dân chủ, về hậu quả tất yếu của chính sách sai lầm, hèn yếu của CSVN như vụ Trung Cộng ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính từ đầu tháng Bảy đến nay. Ông cho rằng, và đề nghị chúng ta cần áp lực nhà cầm quyền CSVN phải kiện Trung Cộng ra trước tòa án quốc tế…

Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) trong một cuộc biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: Bloomberg/New York Times

Người không sợ “bể nồi cơm”

Trong khi nhiều tỷ phú và nhân vật tên tuổi Hong Kong, như Thành Long, hoặc im lặng, hoặc phản đối cuộc biểu tình dân chủ, thì ông tỷ phú Lê (Jimmy Lai) 71 tuổi lại xuống đường cùng sinh viên. Nếu “ngồi im” và “biết điều”, Lê sẽ để lại một gia sản kếch sù cho sáu người con. Tuy nhiên, ông muốn để lại một di sản khác.

Tiết lộ: Đặc Khu Trưởng Hong Kong muốn từ chức, sẽ bắt thêm người biểu tình

Hãng thông tấn Reuters tiết lộ một băng ghi âm dài 24 phút, được thâu tại một cuộc họp kín trong tuần trước, giữa Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam với một nhóm doanh nhân. Tại cuộc họp này, bà Lam nói rằng, bà đã gây “hậu quả tàn phá không thể tha thứ” khi làm bùng nổ cuộc khủng hoảng chính trị nhấn chìm Hong Kong, và bà sẽ từ chức nếu bà được quyền lựa chọn.

Bà Carrie Lam, Đặc Khu Trưởng Hong Kong. Ảnh chụp màn hình The Telegraph

Carrie Lam nhượng bộ – chính thức hủy bỏ dự luật dẫn độ

Chiều thứ Tư hôm nay, bà Carrie Lam, Đặc Khu Trưởng Hong Kong sẽ công bố quyết định chính thức huỷ bỏ Dự Luật Dẫn Độ, báo South China Morning Post vừa trích dẫn một nguồn tin từ phía chính quyền. Đây là một trong 5 đòi hỏi quyết liệt của phong trào dân chủ suốt gần 4 tháng qua yêu cầu chính quyền phải huỷ bỏ dự luật, bên cạnh các đòi hỏi phải ngưng trấn áp người biểu tình và điều tra các hành động bạo lực của cảnh sát.

Trung Quốc nhất quyết không nhượng bộ người biểu tình Hong Kong

Trong bối cảnh phong trào dân chủ không có dấu hiệu phân hóa hay chùng xuống, còn Bắc Kinh thì không khoan nhượng, mọi cái nhìn hiện tại hướng về phía phản ứng của chính quyền Hong Kong. Chính quyền của bà Carrie Lam liệu sẽ tìm ra biện pháp hòa giải với dân chúng xứ mình hay nhất nhất làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh? Theo chuyên gia Francis Lee, giới cầm quyền càng đưa ra quyết định chậm trễ, cái giá phải trả sẽ càng lớn, về phía chính quyền đặc khu, cũng như về phía Trung Quốc.

Bắc Kinh có dám đàn áp biểu tình Hong Kong?

Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định về các sự kiện: 1) Tại sao thầy giáo Vũ Khắc Ngọc lại nói “thanh niên Hong Kong đập vỡ nồi cơm khi tham gia biểu tình”?; 2) Diễn biến phong trào biểu tình chống chính phủ của người dân Hong Kong sẽ ra sao? Có xảy ra Thiên An Môn thứ hai hay không?; 3) Người dân Việt Nam, các tổ chức đấu tranh rút ra được bài học gì từ phong trào biểu tình ở Hong Kong?

Các lãnh tụ sinh viên Hong Kong trong một cuộc họp báo. Ảnh: FB Ngô Nhật Đăng

Đòi cải tổ chính trị: Sinh viên, học sinh Hong Kong tuyên bố bãi khóa 2 tuần

Sinh viên từ 10 trường đại học cùng với hơn 100 trường trung học của Hong Kong vừa tổ chức một buổi họp công bố về kế hoạch chi tiết cho bãi khóa kỳ này. Chiến dịch sẽ được khởi động vào ngày 2 tháng Chín,2019, là ngày khai giảng của Hong Kong và sẽ kéo dài đến 13 tháng Chín, nếu chính phủ không phản hồi trước ngày đó thì sẽ là khởi đầu cho một cuộc bãi khóa vô thời hạn.

Hôm Thứ Sáu, 16 tháng Tám, 2019, người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, bất chấp sự răn đe của Bắc Kinh. Ảnh: Manan Vatsyayana / AFP / Getty Images

Bài học Hương Cảng cho Bắc Kinh

Dân Hong Kong không chỉ phản đối một bản dự luật. Họ muốn chống tất cả hệ thống lãnh đạo lãnh thổ này, chống những người cai trị bưng tai bịt mắt trước các nguyện vọng sâu xa của người dân. Nguyện vọng rất giản dị: Chúng tôi không muốn bị cai trị như cảnh người dân Trung Quốc đang phải chịu đựng. Bắc Kinh đã cho quân đội biểu diễn thị uy, nhưng vô hiệu, dân vẫn tiếp tục biểu tình. Khi cảnh sát Hương Cảng mới thử dùng bạo lực, dân càng phản đối mạnh hơn. Họ kéo đến làm phi trường tắc nghẽn hai ngày liền. Họ không hề sợ hãi!