Hong Kong và thế khó của Hoa Kỳ

Cảnh sát Hong Kong trang bị đầy đủ chuẩn bị đối phó với người biểu tình. Ảnh: AP Photo/Vincent Yu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau một thời gian im ắng vì đại dịch COVID-19, cuối tuần qua Hong Kong lại sôi sục với những cuộc biểu tình tuần hành, khói lựu đạn cay và nước vòi rồng lại tràn ngập các khu thương mại đông đúc, cảnh sát – mặc đồng phục đen, gọi là hắc cảnh – lại ra tay tàn bạo để dập tắt sự phản kháng của người dân trước sự kiện Trung Quốc sắp ban hành một đạo luật siết chặt tự do của vùng đất này.

Đại Hội Nhân Dân Toàn Quốc, tức Quốc Hội Trung Quốc – đang họp tại Bắc Kinh – đang xem xét thông qua một đạo luật an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, gia tăng quyền kiểm soát của chính phủ trung ương Trung Quốc đối với Hong Kong, xói mòn và tiến tới xóa bỏ những quyền tự do căn bản mà người dân Hong Kong đang hưởng. Hành động này của Bắc Kinh là “cây đinh cuối cùng Bắc Kinh đóng lên chiếc quan tài của một Hong Kong tự chủ. Lời hứa – ‘một quốc gia, hai hệ thống’ – đã cáo chung” như nhận định của anh Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) và anh Quách Tụng Tình (Glacier Kwong), hai nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi của Hong Kong mở đầu bài xã luận đăng trên nhật báo The Washington Post hôm 24 tháng Năm vừa qua.

Hành động của Bắc Kinh là nguyên nhân kích động cuộc biểu tình lớn hôm cuối tuần, nhưng nó không bất ngờ mà là kết quả của một quá trình lâu dài nhằm xóa sổ cái “ốc đảo dân chủ tự do” ngay trước ngưỡng cửa Hoa Lục, biến Hong Kong thành một thành phố “thuần Trung Quốc” như Thẩm Quyến hoặc Quảng Châu.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc năm 2012, Bắc Kinh từng bước can thiệp sâu vào mọi mặt chính trị, luật pháp và văn hóa của Hong Kong, từng bước xói mòn mô hình “nhất quốc, lưỡng chế” bất chấp hậu quả là sự phẫn nộ của người dân Hong Kong, phản ứng của dư luận quốc tế và đẩy Đài Loan đi xa hơn trên con đường độc lập. Họ Tập coi Hong Kong là cái gai trước mắt, là chất xúc tác nguy hiểm kích thích người dân Trung Quốc lục địa đứng lên đấu tranh đòi dân chủ tự do theo gương những đồng bào dũng cảm của họ ở ngay trước cửa. Và đó có thể là ngày tàn của chế độ Cộng Sản Trung Quốc.

Trước ý đồ lộ liễu đó của Bắc Kinh, Washington có thể làm gì?

Khi nhận được tin Quốc Hội Trung Quốc sắp thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ có biện pháp “rất mạnh mẽ,” Ngoại Trưởng Mike Pompeo nhận định đạo luật đó sẽ là “hồi chuông báo tử” cho Hong Kong. Nhưng mấy ngày qua, Hoa Kỳ dường như chưa quyết định được Washington sẽ làm gì, và các đồng minh Châu Âu, Châu Á của Hoa Kỳ dường như cũng chưa có tuyên bố hay hành động quyết liệt nào. Người dân Hong Kong hiện nay rất đơn độc trong cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại thế lực đen tối và hùng mạnh của Trung Quốc.

Tuy nhiên, xem ra Hoa Kỳ rất khó có hành động quyết liệt. Để giúp duy trì tính tự trị, tự chủ của Hong Kong, ngay trước khi lãnh thổ này được người Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, năm 1992 Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật chính sách Hong Kong (Hong Kong Policy Act – HKPA), theo đó Hong Kong được hưởng một quy chế ưu đãi đặc biệt trong quan hệ với Hoa Kỳ. Theo quy chế này, Hong Kong được coi như “một lãnh thổ tự trị” tách biệt với Trung Quốc, hàng hóa xuất cảng vào Mỹ được hưởng thuế suất ưu đãi, người dân Hong Kong có thể vào Hoa Kỳ mà không cần visa nhập cảnh, đặc biệt Hong Kong có thể mua những thiết bị, công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ mà Trung Quốc bị cấm.

Nhờ quy chế này, dòng chảy tài chính và dịch vụ giữa thế giới và Hong Kong được thông suốt; hàng ngàn tập đoàn đa quốc gia chọn Hong Kong để đặt bản doanh, làm đầu cầu bước vào thị trường Trung Quốc rộng lớn và các công ty Trung Quốc cũng lấy Hong Kong làm đầu cầu ra thế giới, làm thị trường cung cấp vốn liếng và công nghệ. Nên lưu ý chính phủ Bắc Kinh đã lập ra hàng trăm công ty bình phong ở Hong Kong, lợi dụng quy chế đặc biệt của thành phố này để tiếp cận và thủ đắc những công nghệ lưỡng dụng cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa quân đội của họ mà Bắc Kinh bị Hoa Kỳ và Phương Tây cấm vận sau vụ thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989.

Trước tình trạng xâm lấn ngày càng lộ liễu của Bắc Kinh vào vị thế tự trị tự chủ của Hong Kong, năm ngoái Quốc Hội Hoa Kỳ phản ứng bằng việc ban hành Đạo Luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hong Kong (Hong Kong Human Rights and Democracy Act – HKHRDA), buộc chính phủ của Tổng Thống Trump phải đánh giá và báo cáo Quốc Hội định kỳ hàng năm về thực trạng dân chủ của Hong Kong; nếu tình hình xấu đi thì Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ quy chế ưu đãi đặc biệt quy định trong Hong Kong Policy Act năm 1992.

Tuy nhiên, đây là một biện pháp lợi bất cập hại. Nếu Hoa Kỳ bãi bỏ quy chế ưu đãi cho Hong Kong, điều đó sẽ có tác động lớn đến thị trường kinh tế tài chính, xói mòn niềm tin của cộng đồng doanh nhân quốc tế về tính bền vững của mô hình kinh doanh ở Hong Kong, gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của chính Hoa Kỳ ở Châu Á. Động thái đó sẽ gây thiệt hại trầm trọng đến đời sống của người dân Hong Kong – thành phần mà quyền tự do và lối sống là mục tiêu mà Hoa Kỳ muốn bảo vệ. HKHRDA không giúp Hong Kong chống cự hiệu quả với hành vi xâm lấn của Bắc Kinh, không làm cho Hong Kong dân chủ hơn mà ngược lại sẽ đẩy họ sâu thêm vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh.

Và theo lẽ thường, Hoa Kỳ không thể trừng phạt người dân Hong Kong vì những hành vi bạo ngược của Cộng Sản Trung Quốc. Thế khó của Hoa Kỳ là làm sao chặn đứng được âm mưu xâm lấn của Bắc Kinh mà vẫn duy trì được một ốc đảo tự do Hong Kong, làm hình mẫu cho cuộc chuyển đổi thể chế chính trị của chính Trung Quốc.

Diễn biến mới nhất là trong khi Quốc Hội Trung Quốc chuẩn bị phê chuẩn luật an ninh quốc gia Hong Kong thì các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng ráo riết chuẩn bị một dự luật lưỡng đảng nhắm tới cấm vận các quan chức và tổ chức Trung Quốc liên quan tới việc soạn thảo và thực thi luật an ninh quốc gia đó. Trung Quốc coi đây là hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của quốc gia họ.

Giải pháp tốt nhất có lẽ là Washington, thay vì trừng phạt Hong Kong, phải có áp lực trực tiếp với Bắc Kinh để buộc Trung Quốc phải tôn trọng cam kết “một quốc gia, hai hệ thống,” tôn trọng quyền tự trị của Hong Kong. Hoa Kỳ có thể và nên đưa việc Trung Quốc tuân thủ các cam kết của họ vào các cuộc thương thảo về tự do thương mại song phương Mỹ-Trung và các chương trình hợp tác khác, buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những hành vi “xâm lấn” của họ nếu không muốn đối đầu với Washington thêm nữa.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.