Dự luật an ninh quốc gia Hong Kong

Nhà họat động dân chủ Hong Kong Tiffany Yuen (choàng khăn nâu). Ảnh: FB Tiffany Yuen

Đấu tranh hay im lặng chấp nhận

Không ai có thể dự đoán liệu sóng thần sẽ đến và khi nào bình minh sẽ đến. Nhưng Hong Kong đã thực sự bước vào đêm tối nhất.

Tôi không thể coi thường bóng tối này bởi vì cái mà nó sắp lấy là sự tự do, tương lai và thậm chí là cuộc sống.

Nhưng như tôi đã nói tại diễn đàn chính, tôi tin rằng không chỉ tôi, mà mỗi chúng ta, sẵn sàng đứng ở bất kỳ vị trí nào. Nếu ai đó ngã, sẽ có người tiếp bước đi tiếp.

Trưởng đặc khu hành chánh Hong Kong Carrie Lam lắng nghe câu hỏi của các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Hong Kong hôm thứ Ba 30/6/2020. Ảnh:

Trung Quốc thông qua luật an ninh, một bước ngoặt cho Hong Kong

Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia cho Hong Kong hôm thứ Ba 30/6, dọn đường cho những thay đổi triệt để đối với lối sống của Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh từ khi lãnh thổ này được trao lại cho Trung Quốc cai trị cách đây 23 năm về trước, theo tin Reuters.

Tuổi trẻ Hong Kong kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020. Ảnh: REUTERS/Tyrone Siu

Thượng Viện Mỹ thông qua luật để bảo vệ quyền tự trị Hong Kong

Theo dự luật trên, Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể. Chẳng hạn “các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong,” hoặc các đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến hành “các giao dịch đáng kể” với các định chế và cá nhân trên cũng bị trừng phạt.

Phạm Minh Hoàng: Hành động của ông Lương Hữu Phước thay đổi được gì?

Trong những ngày qua Bắc Kinh đã tỏ rõ quyết tâm xé bỏ cam kết nguyên tắc “một quốc gia 2 chế độ” dành cho đặc khu Hong Kong, tạo nên phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ người dân Hong Kong mà cũng khiến các quốc gia Tây Phương lo ngại.

Trong khi đó tại Việt Nam dư luận vừa ngỡ ngàng vừa tức giận trước cách hành xử của giới chức năng Việt Nam từ ngành tư pháp đến giáo dục… đưa ra các câu hỏi: Cái chết của một người kêu oan có làm thay đổi được gì ở Việt Nam hay không? và, liệu chặt hết các cây phượng trong các sân trường có khiến các học sinh an toàn hơn không?

Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu cho Dự Luật An Ninh Quốc Gia cho Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong trong một phiên họp hôm 28/5/2020 của Quốc Hội Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Đen tối Hong Kong

Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản và cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ… từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục.

Cảnh sát Hong Kong bắt một thiếu niên tham gia biểu tình chống Trung Quốc thông qua luật kiểm soát cựu thuộc địa này của Anh. Đây là một trong những lý do làm cho Mỹ và Trung Quốc đối đầu. Ảnh: AP/ Kin Cheung

Mỹ và Trung Quốc tiến gần tới ‘chiến tranh tài chánh’

Bắc Kinh và Washington “ăn miếng trả miếng” suốt vài năm qua, chưa phân thắng bại.

Thế rồi đến cuộc chiến tài chánh. Đầu tháng Năm, Tổng Thống Trump ra lệnh không cho các quỹ hưu bổng liên bang mua cổ phần các công ty Trung Quốc. Các quỹ này nắm trong tay hàng trăm tỷ đô la, đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu lấy tiền lời trả lương hưu cho người Mỹ.

Vài ngày sau, Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật đòi hỏi các công ty Trung Quốc giao dịch cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán Mỹ phải minh bạch với các cơ quan kiểm toán về tài chánh và sở hữu chủ.

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật An Ninh Quốc Gia Hong Kong tập trung trước thương xá Sogo, Causeway Bay hôm 24/5/2020. Ảnh: SCMP/Sam Tsang

Điểm nóng Hong Kong trong xung đột Mỹ-Trung

Bất chấp mọi sự phản đối của người dân Hong Kong và hơn 200 chính trị gia, trí thức tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Quốc Hội Trung Cộng vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc soạn thảo Luật An Ninh Quốc Gia áp dụng cho Hong Kong vào ngày 28 tháng Năm, 2020 với kết quả 2878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

Cảnh sát Hong Kong trang bị đầy đủ chuẩn bị đối phó với người biểu tình. Ảnh: AP Photo/Vincent Yu

Hong Kong và thế khó của Hoa Kỳ

Giải pháp tốt nhất có lẽ là Washington, thay vì trừng phạt Hong Kong, phải có áp lực trực tiếp với Bắc Kinh để buộc Trung Quốc phải tôn trọng cam kết “một quốc gia, hai hệ thống,” tôn trọng quyền tự trị của Hong Kong.