Hợp tác quân sự Nhật Bản-Đông Nam Á: Vì sao Việt Nam tụt lại phía sau?

Khu trục hạm tàng hình lớp Mogami của Nhật Bản đang chuyển giao cho Indonesia với hình thức "hợp tác công nghệ." Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây, các hợp tác quân sự của Nhật Bản với Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malayisa diễn ra với nhiều kết quả vụ thể. Bất kể Nhật Bản có vấn đề với Hiến pháp chế tài việc xuất khẩu vũ khí, bằng nhiều cách khác nhau, Indonesia có thể mua khu trục hạm tiên tiến của Nhật, Philippines có thể mua máy bay chống tàu ngầm. Trong khi đó, hợp tác quân sự giữa Nhật và Việt Nam diễn ra chậm chạp và như “bị bỏ lại phía sau,” theo lời Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific, chia sẻ với RFA.

Hôm 12 tháng 7, 2023, Nhật Bản đã tuyên bố ủng hộ Philippines về vấn đề Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Thường trực năm 2016. Hãng tin ABS-CBN News dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa nói:

“Trung Quốc tuyên bố họ không chấp nhận phán quyết. Tuyên bố đó đi ngược lại nguyên tắc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, và làm suy yếu nguyên tắc thượng tôn pháp luật như một giá trị cơ bản của cộng đồng quốc tế.”

Đồng thời, ông Hayashi Yoshimasa cũng nói “Nhật Bản đánh giá cao Chính phủ Philippines vì đã nhất quán tuân thủ phán quyết và thể hiện cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.”

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines cũng cho biết đầu năm 2023, Nhật Bản và Philippines cùng Hoa Kỳ đã thảo luận về khả năng có một một hiệp ước ba bên về an ninh, khi căng thẳng vẫn tiếp diễn ở Biển Đông.

Gần đây, nhiều nhà quan sát chú ý đến sự năng động của Philippines khi liên kết với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc, dường như hình thành một “Bộ tứ” phi chính thức thứ hai, bên cạnh Bộ tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn trước nay. Mặc dù như TS. Derek Grossman ở RAND Corporation đã nói, sự hình thành Bộ tứ mới, với sự tham gia của Philippines không phải là mối đe dọa với vị trí của Ấn Độ, nỗ lực của Philippines gắn kết nhiều hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc được các nhà quan sát chú ý.

Về hợp tác về mặt quân sự của Nhật Bản với Việt Nam, trao đổi với RFA, Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific cho rằng cần xem xét hoạt động này trong bối cảnh chính trị nội bộ của Nhật và quan hệ của nước này với Đông Nam Á.

Theo GS. Sato, từ trước tới nay, Nhật Bản chưa thực sự xuất khẩu thiết bị quân sự sang các nước Đông Nam Á. Thậm chí cho đến bây giờ, phần lớn hoạt động có tính chất quân sự của Nhật Bản ở Đông Nam Á là các hoạt động hỗ trợ, trong đó chủ yếu là hỗ trợ Cảnh sát biển và đào tạo nhân sự. Ông giải thích:

“Nguyên nhân Nhật Bản ít xuất khẩu vũ khí tới Đông Nam Á là do vấn đề diễn giải Hiến pháp. Hiến pháp chỉ cho phép Nhật Bản tự vệ, không có phòng thủ tập thể. Vì vậy, trong suốt một thời gian dài, Nhật Bản không thể chuyển giao vũ khí sát thương mà sự hỗ trợ của Nhật Bản tập trung nhiều vào các lĩnh vực dân sự. 

Điều này đang thay đổi trong vài năm qua và một phần nguyên nhân là Chính phủ đã sửa đổi cách diễn giải Hiến pháp.

Việc sửa đổi cách diễn giải Hiến pháp diễn ra vào các năm 2014 hoặc 2015. Với cách hiểu mới này, ‘phòng thủ tập thể’ đã được cho phép. Nhật Bản có thể cùng với các đối tác hợp sức trong việc phát triển vũ khí, công nghệ, thực hiện các hoạt động chuyển giao liên quan đến quân sự, trong đó có bán vũ khí trực tiếp.”

Tuy nhiên, GS. Sato Yoichiro chỉ ra là Nhật Bản mặc dù dần dần mở rộng việc xuất khẩu vũ khí, nhưng chủ yếu là với các đồng minh của Hoa Kỳ. Quan hệ quân sự với các đối tác này tiến triển khá nhanh, như với Úc, Anh. Nhật Bản cũng vun đắp các mối hợp tác mới, bao gồm quan hệ đối tác với các nước như Philippines, Indonesia và Việt Nam ở Đông Nam Á. Nhưng ông nói:

“Tôi nghĩ, trong số đó, Việt Nam là đối tác dè dặt nhất. Nhưng tôi nghĩ tiến độ phát triển của hợp tác song phương giữa hai nước sẽ được gia tăng trong tương lai.” 

Giáo sư Sato Yoichiro lý giải như sau về sự “dè dặt” trong hợp tác quân sự giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, trong khi cả hai đều phải đối phó với sự quyết đoán và ngày càng hung hăng hơn của Trung Quốc trên biển, với Việt Nam là Biển Đông còn với Nhật Bản là trên Biển Hoa Đông.

“Nhật Bản đã thực hiện một số hoạt động trợ giúp với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nhưng thời kỳ đầu, hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản với Việt Nam bị tụt hậu so với các hoạt động tương tự với các đối tác khác như Malaysia và Philippines. 

Lý do lớn nhất tạo ra sự chênh lệch này là vì ở Malaysia và Philippines, lực lượng cảnh sát biển trực thuộc cơ quan dân sự, còn ở Việt Nam, cảnh sát biển trực thuộc quân đội. Do vấn đề Hiến pháp Nhật Bản chế tài các hoạt động hợp tác quân sự tập thể, việc lực lượng cảnh sát biển ở Việt Nam trực thuộc quân đội đã trở thành trở ngại lớn nhất đối với Nhật Bản trong việc mở rộng viện trợ cho Việt Nam. 

Nhật Bản cũng gặp một vấn đề tương tự với Indonesia. Các quốc gia khác nhau có cách tổ chức các bộ máy hành chính khác nhau. Và rõ ràng là không thực tế nếu Nhật Bản kiên trì theo luật lệ cũ. Dần dần Nhật bắt đầu lắng nghe và sửa đổi cách tiếp cận các quy định chống lại việc cung cấp hỗ trợ cho Cảnh sát biển, với lý do lực lượng này nằm dưới sự chỉ huy của quân đội, hoặc kết hợp với một bộ chỉ huy quân sự. Bằng cách đó, phía Nhật có thể linh hoạt hơn trong việc hỗ trợ Việt Nam. Tôi không nhớ chính xác nhưng có lẽ Nhật đã hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam khoảng 12 tàu. Cam kết đó đã được đưa ra cách đây vài năm. Tôi không chắc chắn nhưng tôi nghĩ dự án vẫn chưa hoàn thành và con tàu cuối cùng vẫn chưa được chuyển giao.”

Ngoài ra, GS. Sato cho rằng Nhật Bản khó mà cạnh tranh được với Nga ở Việt Nam về vũ khí quân sự, do Việt Nam có truyền thống sử dụng vũ khí Nga. Vũ khí Nga rẻ hơn, và đó lại là vũ khí sát thương. Trong khi đó, vũ khí Nhật đắt hơn và công chúng Nhật khá nhạy cảm nếu chính phủ của mình xuất khẩu vũ khí sát thương.

Một vấn đề khác hạn chế khả năng hợp tác quân sự của Nhật Bản với Việt Nam là vấn đề tương thích vũ khí. Ông nói:

“Bạn không thể nói tại sao Việt Nam không mua súng hay pháo của Nhật để ráp lên chiến hạm hay tàu ngầm của Nga mà nước này đang sở hữu. Về mặt kỹ thuật thì vũ khí không hoạt động theo cách đó. 

Trong quân sự, khả năng tương thích của hệ thống vũ khí là rất quan trọng và tôi nghĩ Việt Nam chỉ có thể bắt đầu thay đổi ở ngoại vi chứ không phải trên nền tảng chính của hệ thống.”

RFA đặt câu hỏi là sau khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu thì Nga đã bị mắc kẹt ở đó. Hiện nay rất khó để Việt Nam có thể mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng và đạn dược từ Nga. Dường như Việt Nam phải thực hiện những chuyển động mới một cách nhanh chóng. Liệu Nhật Bản có hay (không) một bản đồ các quan hệ quân sự ở Đông Nam Á và nước này định vị Việt Nam như thế nào trên bản đồ đó? Và quan hệ quân sự Nhật-Việt sẽ tiến triển như thế nào trong tương lai, đứng trước thực tế là Việt Nam khó mua vũ khí của Nga? Giáo sư Sato Yoichiro cho rằng rất khó để thay thế tất cả các nền tảng lớn, cơ bản mà Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga, cho dù chúng ta đang nói về tàu ngầm, chiến hạm mặt nước hay máy bay chiến đấu.

“Người Nhật chưa sẵn sàng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đó. Tôi hoài nghi liệu Nhật Bản có thể xúc tiến điều đó không, hoài nghi khả năng Nhật Bản sẽ chuyển giao mấy khu trục hạm của Hải quân cho Việt Nam. Tôi không hoàn toàn phủ nhận nhưng tôi nghi ngờ liệu điều đó có thể xảy ra hay không.

Về lực lượng không quân cũng vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ gặp khó khăn ngay cả khi nước này đã cố gắng  để mua một số máy bay Nhật Bản.

Tôi thấy rằng không giống như trường hợp Philippines. Philippines cuối cùng có thể nhận được cho một số máy bay chống tàu ngầm từ Nhật Bản. Vào khoảng năm 2016, khi Nhật Bản đưa máy bay chống ngầm đến Philippines để tập trận chung với quân đội nước này, họ đã cho máy bay chống tàu ngầm bay qua Biển Đông để tiếp thị nó. Tôi nghi ngờ điều tương tự sẽ xảy ra với Việt Nam.”

Trong các hợp tác quân sự của Nhật với các nước Đông Nam Á, thỏa thuận quan trọng nhất và có tính khả thi cao nhất là liên doanh phát triển chung tàu khu trục tiên tiến với Indonesia. Sự phát triển chung này dựa trên một trong những thiết kế chiến hạm tàng hình mới nhất của Nhật Bản, khu trục hạm lớp Mogami. Giáo sư Sato chỉ ra là Nhật Bản và Indonesia đã năng động ra sao để vượt qua các thách thức về mặt cơ chế để Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí tiên tiến cho Indonesia:

“Dự án hợp tác sản xuất khu trục hạm Nhật Bản – Indonesia được nói là một dự án phát triển chung. Nhưng thực chất đó là một chiến thuật ‘vùng xám.’ Tức là về bản chất, nó là hoạt động xuất khẩu vũ khí, nhưng thực hiện dưới hình thức hợp tác, do đó không mang tính chất quân sự quá rõ. Nó được thiết kế bởi người Nhật, được trang bị vũ khí Nhật, và trên thực tế, nó không cần được phát triển mới quá nhiều. Vì thế, nếu thỏa thuận này được hiện thực hóa thì thực chất là Indonesia sẽ là bên mua thiết bị quân sự của Nhật Bản.”

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.