Houston tưởng niệm 30 tháng Tư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên tiếp trong ngày 28 và 29 tháng Tư vừa qua, cộng đồng người Việt tại Houston, Hoa Kỳ, đã có những sinh hoạt tưởng niệm 30 tháng Tư năm 1975.

Trước hết là vào trưa thứ Bảy ngày 28 tháng Tư, 2017 một cuộc biểu tình trước Sứ Quán CSVN đã được Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng tổ chức trên Đường 5251 Westheimer.

Cuộc biểu tình có sự hiện diện của Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Chủ Tịch Viện Hóa Đạo 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; ông Nhất Nguyên nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng; ông Lê Săn Sanh, Hội Trưởng Hội Pháo Binh; ông Nguyễn Thực, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị; ông Lê Phát Minh đại diện Liên Minh Dân Chủ Việt Nam; Ông Huỳnh Công Tử đại diện Đại Việt Quốc Dân Đảng; cô Xuân Phương đại diện Đảng Việt Tân Houston; Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và nhiều vị thân hào nhân sĩ tại Houston. Về phía truyền thông có đài truyền hình Việt TV, Việt Radio, Đài Truyền Hình ABTV, Đài TNT Houston, Thời Báo Magazine, Nhóm Youtube Việt Nam Tôi Yêu.

Sau nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm, ông Đặng Quốc Việt, Trưởng Ủy ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng thay mặt Ban Tổ Chức chia sẻ mục tiêu và ý nghĩa của cuộc biểu tình. Ông nhấn mạnh rằng 43 năm đã qúa đủ, chúng ta phải chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để cứu nguy dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và canh tân đất nước. Ông kêu gọi các đảng viên cộng sản hãy quay về với nhân dân.

Trong phần phát biểu của Hoà Thượng Thích Huyền Việt, Hòa Thượng đã lên án những hành vi đàn áp, cướp tài sản của các tôn giáo, của người dân, lên án một nền giáo dục phi nhân bản đang tàn phá đạo đức truyền thống của dân Việt. Ông đặc biệt lên án hành động làm tay sai cho Trung Cộng, đang đưa dân tộc vào vòng nô lệ giặc Tàu. Hoà thượng kêu gọi mọi tôn giáo, mọi người Việt Nam trong và ngoài nước cùng nhau đoàn kết để chấm dứt chế độ độc tài cộng sản và góp phần xây dựng một thể chế tự do, dân chủ ấm no cho người dân.

Kế đến là phát biểu của qúi ông Lê Phát Minh, Ông Lê văn Sanh, ông Huỳnh Công Tử, ông Nhất Nguyên và cô Xuân Phương, tất cả đều lên án cộng sản và kêu gọi mọi người hãy hỗ trợ cho các nhà đấu tranh dân chủ và đồng bào quốc nội trong công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ cho Việt Nam. Xen kẽ các lời phát biểu là những khẩu hiệu và bản hát đấu tranh vang dội. Ông Trịnh Du đại diện Ủy Ban đọc Tuyên Cáo chung trước khi cuộc biểu tình chấm dứt qua bài ca Trả Lại Cho dân.

Sang ngày Chủ nhật 29 tháng Tư, vào lúc 5 giờ chiều, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ trên Đường Bellaire, Ban Đại Diện Cộng Đồng cùng các hội đoàn Quân Đội và Cảnh Sát Quốc Gia đã có buổi lễ đặt vòng hoa và Lễ Truy Điệu Chiến Sĩ Trận Vong. Chủ tọa buổi lễ là Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn, cựu tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, mở đầu với toán rước Quốc Quân Kỳ vào địa điểm tổ chức, hai bên dàn chào của đại diện các Quân Binh Chủng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Tiếp theo là Lễ Cầu Nguyện cho các quân dân cán chính đã hy sinh và đồng bào đã chết trên đường vượt biên, vượt biển đi tìm tự do do Hội Đồng Liên Tôn chủ trì. Chương trình được tiếp diễn qua Lễ Truy Điệu và đặt vòng hoa sau đó.

Vào 6 giờ 30 chiều là buổi Tưởng Niệm 30 tháng Tư, 1975 tại khuôn viên Hồng Kông 4. Mở đầu là rước Đại Kỳ Việt Nam, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của 17 hội đoàn, đoàn thể tham dự cuộc diễn hành từ xa tiến tới trước khán đài trong tiếng hợp ca “Cờ Bay Trên Thành Phố Thân Yêu”, được tiếp nối với phần rước di ảnh các vị Tướng đã tuẩn tiết trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975 do các anh chị trong Ban Đại Diện Cộng Đồng phụ trách.

Sau khi tất cả đã vào vị trí, nghi thức khai mạc bắt đầu với Quốc ca Hoa Kỳ, Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm. Ông Trung Tá Trần Quốc Anh, Chủ Tịch Cộng Đồng đã đọc diễn văn khai mạc nói lên ý nghĩa của buổi tổ chức là để nhớ và nhắc nhở nhau về biến cố đau thương của Dân Tộc, qua đó cùng quyết tâm trong ngoài một lòng tranh đấu thay thế chế độ độc tài cộng sản bằng một thể chế Dân Chủ.

Kế đến là những phát biểu của các đại diện dân cử, thân hào nhân sĩ. Tất cả đều hướng về quê hương, lên án CSVN đã và đang đàn áp người dân, đang từng bước đưa dân tộc Việt vào vòng nô lệ giặc Tàu. Bên cạnh những phát biểu là một chương trình văn nghệ đấu tranh do các ca nghệ sĩ tại Houston trình diễn.

Điểm đặc biệt trong ngày tưởng niệm 30 tháng Tư năm nay là Bức TườngTriển Lãm do Cơ sở Đảng Việt Tân Houston thực hiện. Bức tường dài hơn 24 m phơi bày tội ác CSVN từ biến cố Mậu Thân năm 1968 kéo dài đến tận ngày hôm nay; cùng với hình ảnh đấu tranh của các phong trào: biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, đòi tự do dân chủ, phản đối Formosa gây nên thảm họa môi trường, và hình ảnh các nhà dân chủ bị CSVN giam cầm tùy tiện.

Rất nhiều người trẻ cũng như người bản xứ tới xem, chụp hình và quay video Bức Tường Triển Lãm.

Đêm Tưởng Niệm 30 tháng Tư năm 2018 chấm dứt lúc 10 giờ đêm cùng ngày.

Thanh Lãng ghi

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.