HRW: Cưỡng bức ông Phạm Minh Hoàng rời khỏi VN là một vi phạm nhân quyền trắng trợn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

25 tháng Sáu, 2017

Bản lên tiếng của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền về việc tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp

Khi tước quốc tịch Việt Nam của nhà đối kháng chính trị Phạm Minh Hoàng và cưỡng bức ông lên máy bay đưa sang Pháp, Hà Nội đã làm một hành động bất hợp pháp, vi phạm nhân quyền trắng trợn. Hành động này đáng để cả thế giới lên án mạnh mẽ.

JPEG - 51.8 kb
Ông Phạm Minh Hoàng. Ảnh: AFP/ Jacques Demarthon

Đối với Việt Nam, hành động gây sửng sốt và chưa từng thấy này đã phá vỡ nhiều lằn ranh nhân quyền về tự do biểu đạt, quyền có quốc tịch, và thực thi căn bản về tự do dân sự và chính trị. Không ai có thể chấp nhận tiền đề là Việt Nam đặt điều kiện quốc tịch chỉ chấp nhận cho những ai bày tỏ chính kiến tương đồng với ý muốn của đảng Cộng sản cầm quyền.

Việt Nam đã sai trái từ căn bản khi tước quốc tịch của một người mà nhà cầm quyền cho là “tuyên truyền” chống lại nhà nước, điều mà họ gán ghép cho Phạm Minh Hoàng.

Những chính quyền nào đang xem Việt Nam là bạn, và các tổ chức viện trợ quốc tế nào đang hỗ trợ cho nhà cầm quyền, xin từ nay, ở bất cứ diễn đàn quốc tế nào, hãy nên thúc giục và áp lực đại diện của Hà Nội cho đến khi họ nhận ra sai lầm và để cho Phạm Minh Hoàng trở lại Việt Nam đoàn tụ với gia đình.

Không có một lý do nào có thể biện bạch cho hành động vi phạm nhân quyền và bất hợp pháp của Hà Nội khi đột ngột và tàn nhẫn chia cách một người với gia đình họ.

Buộc ông Phạm Minh Hoàng đi lưu vong vô thời hạn, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho thấy họ sẵn sàng vi phạm nhân quyền của công dân bằng mọi cách, để giữ vững quyền lực chính trị. Đây không phải là cách hành xử của một quốc gia trên chính trường quốc tế mà là cách hành xử của một chế độ độc đảng dường như đang muốn giành danh hiệu tệ hại là quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong khối ASEAN.

Phil Robertson
Phó Giám Đốc, Văn Phòng Á Châu
Quan Sát Nhân Quyền

Nguồn: https://plus.google.com/117288277289466139415/posts/CLNFwqKXNvP

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.