Human Rights Watch: Trần Đại Quang để lại ‘di sản trấn áp nhân quyền’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã phơi bày nhiều vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Công An CSVN, nơi ông Quang từng giữ chức bộ trưởng từ năm 2011 đến năm 2016.”

Đó là một phần nội dung trong bài viết của nhà nghiên cứu, phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp từ Singapore trên website Nghiên Cứu Quốc Tế, giữa lúc truyền thông trong nước ngập tràn những bài báo ca ngợi “thành tựu và sự cống hiến đến ngày làm việc cuối cùng” của ông Trần Đại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, vừa qua đời hôm 21 Tháng Chín, 2018.

“Mặc dù ông Quang chưa chính thức bị quy trách nhiệm về những bê bối này, chúng vẫn phủ bóng đen lên nhiệm kỳ của ông. Cùng với tình trạng sức khỏe kém, khả năng ông bị quy trách nhiệm cho các vụ bê bối kể trên đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng ông có thể bị loại khỏi vị trí chủ tịch nước trong tương lai gần,” trích bài viết của ông Hiệp.

“Việc ông Quang qua đời đã giúp đảng CSVN không phải tiến hành thủ tục nhiều khả năng sẽ khó khăn và nhạy cảm này nếu xét việc từ trước tới nay chưa có lãnh đạo nào trong hàng ngũ ‘tứ trụ’ của Việt Nam từng bị cách chức hoặc thay thế khi đang còn tại vị. Tuy nhiên, đảng sẽ phải tìm kiếm một ứng cử viên để điền vào vị trí mà ông Quang để lại,” ông Hiệp viết thêm.

Tác giả này cũng đưa dự báo quyết định về người thay ông Quang được đưa ra tại Hội Nghị Trung Ương lần thứ tám được triệu tập vào Tháng Mười tới đây. Sau đó, ứng viên được lựa chọn “sẽ được Quốc Hội phê chuẩn, nhiều khả năng tại kỳ họp thứ bảy vào Tháng Năm, 2019.

Trong khi đó, truyền thông Việt Nam tuyệt đối né tránh những chi tiết “nhạy cảm, không hay” khi truyền thông quốc tế đưa tin về cái chết của ông Quang.

Bản tin trên CNN hôm 21 Tháng Chín viết: “Với tư cách chủ tịch nước, ông Quang được cho là khắc nghiệt đối với giới bất đồng. Điều này biểu hiện qua việc đàn áp các nhóm quyền.”

“Di sản của Chủ Tịch Quang là cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm về quyền con người và đưa thêm các tù nhân chính trị vào nhà tù hơn những người tiền nhiệm,” ông Phil Robertson, phó giám đốc Á Châu của tổ chức Human Rights Watch (Theo Dõi Nhân Quyền), được CNN dẫn lời.

“Hơn bất kỳ ai khác, ông Quang phải chịu trách nhiệm về việc Bộ Công An tăng cường giám sát cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam, gia tăng tình trạng lạm quyền, tham nhũng và tống tiền đi kèm với sự hiện diện của công an tăng lên,” CNN dẫn lời ông Robertson nói thêm.

Cùng thời điểm, tờ New York Times viết: “Một số cựu quan chức Việt Nam từ chối bình luận về cái chết của ông Quang trong lúc giới trí thức của nước này chỉ trích ông trên mạng xã hội vì ông được cho ủng hộ việc Quốc Hội CSVN thông qua Luật An Ninh Mạng vào Tháng Sáu, 2018, để buộc Facebook và các hãng công nghệ khác mở văn phòng và đặt máy chủ lưu dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Các nhóm nhân quyền nói rằng hành động này sẽ tiếp tay cho nhà cầm quyền CSVN gia tăng trấn áp đối với các nhà bất đồng chính kiến.”

Tờ báo nổi tiếng của Mỹ trích lời Luật Sư Trần Vũ Hải: “Vì ông Trần Đại Quang có học vấn cao, nhiều người đã đặt nhiều hy vọng vào ông. Nhưng khi ông đứng đầu Bộ Công An, tình trạng của những người bất đồng chính kiến vẫn giữ nguyên.”

New York Times cũng tiết lộ ông Quang là một trong hai nhân vật cấp cao của đảng CSVN từng được sắp đặt thay ông Nguyễn Phú Trọng cho vị trí tổng bí thư, nhưng theo chuyên gia về chính trị Việt Nam Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam và Á Châu của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi năm ngoái là vụ “bê bối chính trị nghiêm trọng” đối với ông Quang.

Luật Sư Trần Vũ Hải hôm 22 Tháng Chín đưa ý kiến trên trang cá nhân: “Năm nay, Việt Nam đã có một quốc tang khi ông Phan Văn Khải, cựu thủ tướng, mất ở tuổi 83. Như vậy năm nay và không loại trừ những năm sau sẽ có nhiều quốc tang trong một năm, khiến Việt Nam rất có thể là nước có kỷ lục về quốc tang.”

“Các dịch vụ liên quan thất thu trong hai ngày quốc tang, chắc chắn đến hàng trăm tỷ mỗi ngày. Nếu tính đúng và tính đủ thì có thể lên đến 1,000 tỷ đồng (hơn $42.8 triệu), chưa tính chi phí cho các hoạt động quốc tang, cũng có thể lên đến trăm tỷ đồng, trong khi nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân bị ‘kìm hãm.’ Kiến nghị giảm thời gian quốc tang từ hai ngày xuống còn một ngày và giảm số người được hưởng chế độ ‘quốc tang,’” ông Hải viết. (T.K.)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.