ILO “hoan nghênh Việt Nam phê chuẩn công ước cơ bản về thương lượng tập thể”

Kết quả bỏ phiếu phê chuẩn Công Ước ILO 98.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Lao Động Quốc Tế (InternationalLabor Organization- ILO) đã chúc mừng Việt Nam về quyết định quan trọng trong việc phê chuẩn một trong những công ước cơ bản của tổ chức này để thúc đẩy thương lượng tập thể.

Vào ngày 14 tháng Sáu/6, tất cả 452 đại biểu Quốc Hội có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu đồng ý với hồ sơ của Chính phủ để phê chuẩn Công Ước ILO 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Công Ước 98 là một trong tám công ước cốt lõi của ILO theo Tuyên bố 1998 của ILO về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc, bao gồm: quyền tự do lập hội và công nhận quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Tất cả các quốc gia thành viên ILO nên tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc theo Tuyên bố năm 1998.

Deborah Greenfield, Phó Tổng Giám đốc Chính sách của ILO phát biểu “Chúng tôi chúc mừng Việt Nam về việc phê chuẩn Công Ướcc 98. Đây không chỉ là quyền cơ bản mà còn là một quyền cho phép tạo điều kiện bảo vệ các quyền khác của người lao động.”

Được thông qua vào năm 1949, Công Ước 98 có ba phần chính để đảm bảo rằng thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả. Chúng bao gồm bảo vệ công nhân và cán bộ công đoàn chống lại hành vi phân biệt đối xử của người sử dụng lao động, bảo đảm cho các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động không bị can thiệp hoặc chi phối lẫn nhau, và yêu cầu các biện pháp thể chế và pháp lý do Nhà nước cung cấp để thúc đẩy thương lượng tập thể.

Một thay đổi đáng kể mà Việt Nam sẽ cần phải thực hiện để phù hợp với quy ước này là tránh xa tình trạng phổ biến hiện nay khi các công đoàn cơ sở bị chi phối bởi cơ quan quản lý. “Trong nhiều nhà máy, không khó để tìm một người quản lý cấp cao hoặc giám đốc nhân sự đóng vai trò là chủ tịch công đoàn,” Giám Đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee nói. Đưa các hiệp hội công đoàn độc lập ra khỏi sự thống trị hoặc can thiệp của giới quản lý là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ công nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ để phát triển bền vững.

Ông nói rằng công nhân, công đoàn và người sử dụng lao động Việt Nam đã chứng minh được ý chí và năng lực của họ đối với thương lượng tập thể thực sự, như thể hiện trong sự phát triển đột phá gần đây của thương lượng tập thể của nhiều chủ lao động trong ngành điện tử ở Hải Phòng, ngành du lịch ở Đà Nẵng và ngành nội thất ở Bình Dương.

Việc phê chuẩn Công Ước 98 sẽ thúc đẩy sự lan truyền của thương lượng tập thể đích thực cho các giải pháp cùng có lợi tại nơi làm việc của Việt Nam, có khả năng dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn và thịnh vượng chung, góp phần phát triển bền vững, ông nói thêm.

Tám công ước cốt lõi của ILO, bao gồm Công Ước 98, theo các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, đã trở thành một phần trung tâm của thế hệ hiệp định thương mại tự do mới, bao gồm Hiệp Định Toàn Diện và Tiến Bộ về Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA), cũng như hầu hết các chính sách có trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Công Ước 98 là công ước cơ bản thứ sáu mà Việt Nam đã phê chuẩn. Các công ước khác là Công Uớc 29 về chống lao động cưỡng bức, Công Uớc 100 và 111 về không phân biệt đối xử và Công Uớc 138 và 182 về lao động trẻ em.

Bộ Trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam cũng sẽ chuẩn bị phê chuẩn hai công ước còn lại, Công Ước 105 về lao động cưỡng bức vào năm 2020 và Công Ước 87 về tự do lập hội vào năm 2023.

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.