Internet Việt Nam Đang Thụ Nạn Bởi Thông Tư Liên Tịch Số 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 14 tháng 7 năm 2005, liên bộ Bưu chính Viễn thông, Văn hóa Thông tin, Công an và Kế hoạch Đầu tư đã ký chung một Thông tư liên tịch số 2 về quản lý đại lý Internet. Nội dung chính của bản thông tư này là hướng dẫn thi hành nghị định số 55/2001/NĐ-CP, theo đó thì kể từ nay các chủ đại lý Internet phải có trình độ tin học A và người được thuê trông coi dịch vụ cũng phải có trình độ tương đương. Trong vòng 6 tháng, kể từ khi khai trương cửa hàng Internet, chủ đại lý phải qua lớp huấn nghiệp của vụ quản lý Internet do nhà cung cấp nghiệp vụ tổ chức và các máy tính của cửa hàng phải được cài đặt phần mềm lưu giữ thông tin của khách. Về phía người sử dụng, thông tư này cũng quy định phải xuất trình giấy tờ có khả năng xác thực nhân thân như giấy chứng minh nhân dân, thẻ học sinh, hộ chiếu …

Theo giáo sư Nguyễn Quang A, Chủ nhiệm bộ môn công nghệ thông tin thuộc đại học Sư phạm Hà Nội, thì việc tin học hóa của Việt Nam còn chậm, thấp và nghèo nàn thông tin trên mạng vì do nhà nước quản lý quá chặt chẽ, việc cho phép lập website cũng rất giới hạn nên đã không tạo ra được sự bùng nổ số lượng trang web tại Việt Nam. Thêm một lý do đáng buồn khác là do thủ tục đăng ký tên miền .vn quá rườm rà, chưa chấp nhận đăng ký qua mạng. Cũng theo giáo sư Nguyễn Quang A thì về việc xin lập website, thống kê cho thấy trong số các tên miền đã lập website, chỉ có khoảng 20% xin phép bộ Văn hóa Thông tin. Như vậy, đã xảy ra một thực tế là có quy định chế tài nhưng tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra, còn cơ quan quản lý thì làm ngơ.

Còn theo một chuyên gia khác của Trung tâm Internet Việt Nam thì không cần phải có một quy định về việc cấp phép lưu hành thông tin trên mạng Internet, mà chỉ cần thiết lập các quy định trình tự, thủ tục và nội dung thông tin được cung cấp trên mạng là đủ.

Để biện minh cho cái Thông tư số 2 này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng của bộ Bưu chính viễn thông lập luận một cách ấu trĩ rằng việc quy định buộc phải xuất trình giấy tờ tại các dịch vụ Internet sẽ không hạn chế việc phổ cập tin học. Ở nước ngoài người ta đã quen với việc mang theo giấy tờ tùy thân đi bất cứ đâu. Chúng ta cũng nên như vậy. Đồng ý rằng ở nước ngoài người ta thường mang theo giấy tờ tùy thân trong người nhưng chẳng có ai vào tiệm Internet phải trình giấy tờ. Ông Thắng không biết hoặc biết mà đánh lận con đen. Còn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng bộ Văn hóa thông tin thì nói rằng xuất trình giấy tờ tại các cửa hàng internet là nhằm mục đích hạn chế những đối tượng xấu, sử dụng Internet vào những mục đích không lành mạnh, nếu là người đường hoàng thì sẽ không ngần ngại gì với việc này.

Liên quan đến ý kiến giống nhau của hai ông Thứ trưởng này, Giáo sư A còn cho rằng các văn bản về Internet cũng tỏ ra quá “hà khắc” đối với người dùng mạng. Việc ra quy định đại lý Internet phải lập sổ đăng ký sử dụng dịch vụ, trong đó thống kê đầy đủ, chi tiết thông tin về khách hàng (tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân…) là điều khó khăn nếu không muốn gọi là bất khả thi. Quy định đó cản trở hoạt động kinh doanh, không giúp gì cho cơ quan quản lý, thậm chí khiến người dân coi thường pháp luật.

Nhật báo Sankei phát hành tại Nhật, trước đây đã chỉ trích việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập ra bức tường lửa để kiểm soát mạng Internet hầu khống chế thông tin khiến cho các nhà kinh doanh nước ngoài gặp rất nhiều trở ngại trong việc đầu tư tại Việt Nam. Sau khi Thông tư này được phổ biến, nhật báo Sankei cũng đã đăng lướt qua để rồi kết luận rằng những gì mà ông Thủ tướng Phan Văn Khải mới tuyên bố chỉ cách đây hai tuần là Việt Nam không cấm việc thông tin để kêu gọi đầu tư nước ngoài trong chuyến công du Hoa Kỳ, Canada và ghé Nhật trên đường trở về nước hoàn toàn không đúng với thực tế đang xảy ra tại Việt Nam.

Việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cố gắng kiểm soát nội dung trao đổi của khách hàng tại các đại lý Internet cho thấy là họ đã muốn đi ngược trở lại thời ’toàn trị’ cách nay 2 thập niên để kiểm soát tư tưởng của người dân. Đây là việc làm không chỉ biểu hiện sự lo sợ của một guồng máy độc tài mà còn là một chỉ dấu suy thoái về mặt trí tuệ của nhóm lãnh đạo khi cố tình bưng bít thông tin trong thời đại của tin học. Chỉ thị này còn đi ngược lại những quy định của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trong việc khuyến khích mở rộng mạng trao đổi Internet, nên sẽ gây khó khăn thêm cho Hà Nội trong tiến trình đàm phám song phương với các quốc gia nhất là Hoa Kỳ để được ủng hộ gia nhập WTO. Chắc chắn là Hà Nội sẽ thất bại trong chỉ thị này vì người dân hiện nay đã có đủ khôn ngoan để tiếp cận với mạng lưới Internet bằng nhiều cửa ngõ khác nhau mà chế độ không thể nào kiểm soát nổi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.