Kháng Thư của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 22.1 kb

Kháng Thư về việc CSVN xử án Lm Nguyễn Văn Lý
và 4 đảng viên đảng Thăng Tiến
ngày 30-3-2007 tại Huế

Sau khi thành công việc gia nhập WTO (Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế), đạt được PNTR (Qui chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn), được ra khỏi danh sách CPC (Các Quốc Gia Đáng Quan Tâm vì vi phạm tự do tôn giáo), tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC (Á Châu Thái Bình Dương), CSVN không còn sợ những áp lực quốc tế đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền, tình trạng dân chủ trong nước nữa. Vì thế, CSVN đã trở mặt và phản bội ngay những gì đã hứa, đã ký kết với thế giới như những điều kiện để đạt được những thành quả trên. Thừa lúc thế giới tưởng như không còn những cơ sở để dựa vào hầu áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, CSVN đã lập tức ra tay đàn áp khủng bố và càn quét các nhà dân chủ trong nước. Thế là lại một phen nữa CSVN đã lừa đảo thế giới một cách ngoạn mục.

Một sự kiện nổi bật trong cuộc đàn áp và càn quét các nhà tranh đấu trong nước là vụ xử án một số nhà dân chủ tại Huế. Vào ngày 30/3/2007, tòa án CSVN tại Thừa Thiên đã kết án:

- linh Mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù ở và 5 năm quản chế,
- anh Nguyễn Phong 6 năm tù ở và 3 năm quản chế,
- anh Nguyễn Bình Thành 5 năm tù ở và 2 năm quản chế,
- cô Hoàng Thị Anh Đào 2 năm tù treo và 3 năm thử thách, – cô Lê Thị Lệ Hằng 18 tháng tù treo và 2 năm thử thách.

với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88 Bộ Luật Hình Sự), một điều luật không hề có nội dung tương tự trong luật hình sự của các nước dân chủ văn minh.

Đây là một phiên tòa mà ngay cả thực dân Pháp thế kỷ trước tại VN cũng không đến nỗi hành xử man rợ, tệ hại và phản nhân quyền như vậy đối với người dân thuộc địa.

Thật vậy, phiên tòa:

- đầy khuất tất, không công khai đích thực đúng như đã tuyên bố: các nhân viên ngoại giao và phóng viên quốc tế chỉ được vào dự phần tuyên bố khai mạc, sau đó bị đưa sang phòng cách ly bên ngoài để chỉ được xem truyền hình;

- không cho thân nhân tham dự, kể cả những người thân thiết nhất, cũng không có luật sư biện hộ, ngay cả bị cáo cũng không có quyền tự bào chữa ngoài quyền trả lời “có” và “không”, nếu nói điều gì khác thì bị CA đứng đằng sau bịt miệng lại ngay tức khắc;

- xảy ra chớp nhoáng trong vòng 4 tiếng với cuộc điều tra sơ vấn chưa đầy 6 tuần; được tổ chức vào cuối tuần khi hầu hết mọi người trên thế giới đều nghỉ việc, để ít có người theo dõi và can thiệp vào sự việc hơn;

- bản án đã được định sẵn, phiên tòa chỉ mang tính hình thức nhằm hợp pháp hóa bản án ấy (tòa án cũng như quốc hội chỉ là công cụ ngoan ngoãn phục vụ cho “đế quyền” của đảng CSVN).

- dựa trên một trong đám khoản luật vi hiến được lập ra đề biến tất cả những hành vi chính trị nào bất lợi cho “đế quyền” của CSVN – cho dù chính đáng, hợp lý và ôn hòa nhất, cho dù phù hợp với nhân quyền mà hiến pháp VN và luật quốc tế công nhận – thành những hành vi vi phạm pháp luật mang tính hình sự (hầu các quan chức CSVN có thể xác định với thế giới là VN không hề có tù nhân chính trị.

- với mục tiêu trước mắt là bịt miệng những người tranh đấu ôn hòa cho các quyền làm người mà Công Pháp Quốc Tế và Hiến Pháp của CSVN công nhận, và mục tiêu xa hơn là tiêu diệt những mầm mống đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ trong nước.

- hình ảnh CA bịt miệng Lm Lý trong phiên tòa ngay khi ông vừa lên tiếng đả đảo CSVN là một minh họa đầy ý nghĩa, rất hùng hồn và thật điển hình cho chính sách bưng bít thông tin của CSVN, sẵn sàng “bịt miệng” người dân khi họ lên tiếng ôn hòa bất lợi cho độc quyền cai trị của đảng CSVN.

Thật ra, lý do chính khiến họ kết án Lm Nguyễn Văn Lý là vì vị này đã ra báo Tự Do Ngôn Luận, phê bình chế độ độc tài CSVN, hổ trợ người khác lập đảng, và kết án 4 người kia vì họ đã lập đảng Thăng Tiến. Thật ra, tất cả những việc làm bị CSVN kết án này hoàn toàn không vi phạm luật pháp mà chỉ là những việc làm thể hiện những nhân quyền căn bản được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và cả trong Hiến Pháp CSVN. Đúng ra CSVN phải tôn trọng những quyền căn bản và chính đáng này vì họ đã cam kết tôn trọng những quyền ấy khi gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và khi tham gia Công Ước Quốc Tế năm 1982. Nhưng nay CSVN đã phản bội lại tất cả những gì họ đã cam kết.

***

Vì thế, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam 2006:

- phủ nhận và lên án nội dung tuyên án của Tòa án Thừa Thiên ngày 30/3/2007 kết tội LM Lý và 4 thành viên của đảng Thăng Tiến;

- phản đối CSVN đang biến luật pháp và tòa án thành công cụ hữu hiệu riêng của mình để đàn áp và tiêu diệt những ai dám sử dụng hợp pháp các nhân quyền căn bản mà Hiến Pháp VN và Công Ước Quốc Tế công nhận hầu tranh đấu cho quyền lợi của dân chúng, thay vì dùng luật pháp và tòa án để bênh vực và bảo vệ họ khi họ sử dụng những quyền ấy.

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam 2006 đòi hỏi CSVN tức khắc trả tự do cho LM Lý, 4 thành viên đảng Thăng Tiến trong vụ án, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì những hoạt động hoàn toàn ôn hòa trong khuôn khổ của Hiến Pháp Việt Nam và Công Pháp Quốc Tế. Những tù nhân lương tâm đang còn bị giam cầm hiện nay gồm:

- Anh Nguyễn Vũ Bình, Cựu phóng viên Tạp chí Cộng sản;
- Các thành viên khối 8406 như Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trương Quốc Huy, Vũ Hoàng Hải;
- Luật sư Lê Quốc Quân, vừa trở về từ Hoa Kỳ sau khi theo học chương trình Phát Triển Dân Chủ do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, và luật sư Trang, bạn Ls Quân;
- Các thành viên sáng lập của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông gồm Nguyễn Tấn Hoành, Trần Thị Lệ Hằng, Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Trần Quốc Hiền;
- Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, và Luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến;
- Các lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhân Dân như bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Họa sĩ Trần Tuấn và anh Lê Trung Hiếu.
- Đảng viên Đảng Vì Dân như mục sư Hồng Trung;
- và một số người khác nữa.

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam 2006:

- kêu gọi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ quan truyền thông quốc tế… lên tiếng vận động chính giới các nước nhằm áp lực, lên án và có những hành động phản đối cụ thể;

- đề nghị các chính quyền dân chủ và Liên Hiệp Quốc quan tâm và tích cực áp lực CSVN trả tự do cho LM Lý và những tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ ở Việt Nam.

Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam 2006 cũng chân thành cảm ơn Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước, các thân hữu quốc tế đã, đang và sẽ nhiệt tình lên tiếng bênh vực các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước đặc biệt khi họ bị xử án oan ức và bất công như trong vụ án tại Thừa Thiên vừa qua.

Trân trọng kính chào.
Việt Nam, ngày 02 tháng 4 năm 2007

I. Ban Cố vấn:

1 – Cựu Sĩ quan Phạm Quế Dương, Hà Nội.
2 – Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên-Huế.
3 – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội.
4 – Cựu Chủ tịch Tổng Công đoàn Nguyễn Hộ, Sài Gòn.
5 – Hội trưởng Lê Quang Liêm, Trung Ương GHPGHH TT, Sài Gòn.
6 – Linh mục Phan Văn Lợi, Huế (Cố vấn thường trực).
7 – Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế.
8 – Mục sư Ngô Hoài Nở, Sài Gòn.
9 – Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn (Cố vấn thường trực).
10 – Cựu sĩ quan Vũ Cao Quận, Hải Phòng.
11 – Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, Sài Gòn.
12 – Cư sĩ PGHH Lê Văn Sóc, Vĩnh Long.
13 – Linh mục Chân Tín, Sài Gòn.
14 – Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội.

II. Ban Điều hành:

1 – Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn.
2 – Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình.
3 – Ông Nguyễn Bình – Hoa Kỳ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.