Khi đồng bằng sông nước thiếu nước?

"Xe nước từ thiện" cung cấp nước cho bà con đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: FB Nguyen Khang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối thế kỷ trước, nếu ai dự báo trong tương lai gần đồng bằng Sông Cửu Long sẽ thiếu nước uống đến mức nhiều người phải xin nước từ thiện… thì chắc chắn không ít người cười khẩy vì cho là thuyết âm mưu, tào lao… Vì đồng bằng Sông Cửu Long còn có tên là đồng bằng sông nước, thì làm sao thiếu nước?

Trước đây, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng đã từng đi xuồng cao tốc trên đồng bằng Sông Cửu Long ngập nước mênh mông để nghiên cứu dự án thoát nước ra biển Tây (Kiên Giang), bảo vệ vùng tứ giác Long Xuyên và khai thác vùng trũng Tháp Mười… Thì làm gì có chuyện đồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước?

Hơn nữa, Sông Mekong trong phần chảy vào nước Việt gọi là Sông Cửu Long, có hai nguồn cấp nước giữ điều hòa cho dòng sông luôn dồi dào nước ngay cả trong mùa khô mà không phải dòng sông nào cũng có:

– Nguồn bổ sung nước trong mùa khô từ băng tan trên dãy núi Hi Mã Lạp Sơn (cao nhất thế giới) ở cao nguyên Tây Tạng. Băng tan chảy vào sông Lang Thương đầu nguồn Sông Mekong trong lãnh thổ TC (Trung Cộng). Nguồn nước này giúp sông Mekong dồi dào nước ngay trong mùa khô.

– Nguồn bổ sung nước cho sông Cửu Long từ Biển hồ Tonlé Sap của Cambodia. Trong mùa mưa, nước sông Mekong dồi dào, một phần nước tích vào hồ Tonlé Sap làm giảm lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đến mùa khô, sông Cửu Long giảm nước, nước tích trong biển hồ Tonlé Sáp sẽ chảy ngược ra sông Cửu Long giúp dòng sông này luôn luôn dồi dào nước.

Với thế sông thế nước có một không hai như vậy thì làm sao có chuyện đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt nước đến mức nhiều hộ dân phải xin nước từ thiện? Bởi ngay cả hiện tượng El Nino có gây hạn hán nặng nề đến mấy cũng không thể làm đồng bằng Sông Cửu Long cạn kiệt nước sinh hoạt khi hai nguồn điều hòa nước từ băng tan trên đầu nguồn sông Mekong và từ biển hồ Tonlé Sap thừa sức cấp nước.

Vấn đề thiếu nước nghiêm trọng tại đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay được cho là do:

– Hiện tượng El nino gây khô hạn vì trời nắng nóng, ít mưa.

– TC xây dựng hàng loạt đập thủy điện khổng lồ trên sông Lang Thương, khiến giảm mạnh lưu lượng nước về sông Mekong.

– Các đập thủy điện của Lào trên sông Mekong làm giảm thêm lưu lượng nước ở hạ lưu sông Mekong…

Như vậy, đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho tình trạng khan hiếm nước. Bởi sau này, khi Chính phủ Cambodia đào kênh Funan lấy nước từ sông Mekong đổ ra Vịnh Thái Lan, thì xem như hai nguồn điều hòa nước cho sông Cửu Long còn rất ít hữu dụng. Nguồn nước từ băng tan trên dãy núi Hi Mã Lạp Sơn bị hàng loạt đập thủy điện của TC (Lào và Cambodia) giữ lại. Nguồn nước điều hòa từ biển hồ Tonlé Sap bị kênh Funan vô hiệu, thì tương lai khan hiếm nước sinh hoạt tại đồng bằng sông nước Cửu Long sẽ càng ngày càng nghiệt ngã hơn.

Nguồn: FB Nguyen Khan

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.