Khi luật sư đốt thẻ

Luật Sư Lê Quốc Quân. Ảnh: FB Lê Quốc Quân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hồi học cấp 3, cả lớp đều nói rằng: sau này Quân sẽ làm luật sư còn Vòng sẽ đi tu. Hơn 20 năm sau, tôi gặp lại nữ tu Nhật Vòng giữa một sáng mùa thu Hà Nội. Chúng tôi ngồi bên nhau ở Hồ Tây, trên hai chiếc ghế nhựa, với một khoảng cách đủ xa và 2 ly trà đá.

Chúng tôi nói chuyện về Giáo hội, về Xã hội nhưng câu chuyện sâu nhất vẫn là những khắc khoải tự đáy lòng về từng thân phận con người và cuộc chạy đua tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.

Câu chuyện càng lâu càng sâu khi Hồ Tây cứ gờn gợn phản chiếu ánh mặt trời, rờn rợn soi rọi từng góc khuất kinh hồn nhất. Thiên thần và ác quỷ, thiện hảo và hắc ám, Chúa và Satan… mong manh tồn tại trong nhục thân này.

Tôi nói mình là một luật sư bất lực vì không thể bào chữa cho chính mình và tôi kể cho Vòng nghe ngày mình đi kiện Bộ Tư Pháp vì hủy “Chứng chỉ hành nghề luật sư” theo lệnh của Bộ Công An.

“Lệnh đâu?” là điều tôi hét lên trước mặt thứ trưởng Bộ Tư Pháp. “Tau gọi bảo vệ” ông nói, “Ông gọi ngay đi” – Tôi hét lên. Sau tiếng hét, cả 2 rơi vào im lặng gần như tuyệt đối.

Tôi cùng Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên, trong những lúc dữ dội nhất, cả hai đột nhiên vô thức dùng “giọng Nghệ,” rồi chùng xuống như một nút lặng trong bản nhạc khi cao trào.

Sau một hồi im lặng thật lâu, tôi nghe thảng thốt bên tai: “Cậu phải thông cảm cho mình chứ?” “OK, tôi quên việc này!” Đó là câu cuối cùng tôi nói trước khi đứng dậy tại trụ sở tiếp dân của Bộ Tư Pháp liên quan đến chuyện khiếu nại việc hủy “Chứng chỉ hành nghề luật sư.”

Tự trong sâu xa, lương tâm tôi mách bảo ông cũng chịu nhiều áp lực và càng kiện càng rối mà sẽ không đi đến đâu. Từ trong sâu xa những đòi hỏi pháp lý, luật lệ bị lương tâm cất tiếng đè bẹp; và cũng từ đâu đó rất xa những suy nghĩ lý trí và logic đã nhường chỗ cho cảm xúc ngẫu hứng nhưng chan chứa tình người.

Khắc khoải rồi bình an

Dẫu vậy, không chỉ nói quên là quên được. Với cá nhân thì không sao, tôi không cần chứng chỉ hành nghề vẫn có nhiều người trả lương cao làm cố vấn pháp lý. Nhưng CÔNG LÝ là khắc khoải sâu xa mà tất cả chúng ta đều theo đuổi từng giây phút, trên bình diện cá nhân cũng như quốc gia.

Nó theo tôi đến tận ngày hôm nay.

Quả thật: khi nói chuyện với bạn bè trong phòng kín cũng như khi đứng trước công đường, chúng ta đều cần công lý hoặc sự khả lý. Tại tòa, trước một bên buộc tội, một bên gỡ tội, thẩm phán cũng phải soi rọi từng chứng cứ để tìm được một lý chung. Tại một dòng kín ở Nhật Bản, mỗi ngày chỉ một mình đối diện với Chúa nhiều giờ đồng hồ, Nhật Vòng cũng tìm công lý để bình an và chỉ bình an trong công lý.

May thay, Nhật Vòng nói: “Hãy làm điều mà Chúa là Sự Thiện Hảo mách bảo bạn.”

Vâng, trở thành luật sư là khát vọng thôi thúc tôi từ khi còn nhỏ nhưng hôm nay tôi đốt thẻ luật sư, là cụ thể hóa từ: “OK, tôi quên việc này” của gần 10 năm trước.

Tôi vẫn là tôi, với những hoài bão của mình, nhưng tôi cũng hiểu rằng công lý là một cuộc chạy đua miên viễn, không chỉ trên bình diện pháp lý mà còn là ở cả trong lương tâm mình.

Xin cám ơn các bạn với lòng yêu thương mà đã rất nhiệt thành bình luận. Đốt đi, tôi bình an và thấy chân thành hơn, thấy cuộc sống đời này đáng yêu hơn để cố gắng nhiều hơn. Trân trọng.

Luật sư Lê Quốc Quân

Nguồn: FB Lê Quốc Quân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chất bán dẫn gắn trên bảng mạch trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Reuters

Chuyên gia: Việt Nam đứng trước ‘cơ hội vàng’ về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” trở thành một nước phát triển nhờ quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip và chất bán dẫn, một chuyên gia kinh tế phát triển nhận định với VOA, nhưng việc này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Việt Nam đưa nền kinh tế của mình ra khỏi việc sử dụng lao động ở quy mô thấp như trong dây chuyền lắp ráp hoặc khai thác nguyên liệu thô.

Luật sư Đặng Đình Mạnh (phải) và LS Nguyễn Văn Miếng (trái) vượt thoát đến Hoa Kỳ ngày 16/6/2023. Ảnh: RFA

LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam

Trong 27 năm hành nghề tại Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã tham gia bào chữa khoảng 10 năm cho hơn 50 vụ án chính trị gồm gần 100 người đấu tranh nhân quyền, dân oan tại Việt Nam.

Nhân dịp 7 quan chức thanh tra của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì được cho là “không vụ lợi” dù đã nhận tiền hối lộ từ Ngân hàng SCB, nhật báo Người Việt phỏng vấn Luật Sư Mạnh về vụ này.

Trang bìa cuốn sách ''Kỷ yếu tri ân Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ'' của Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (năm 2023). Ảnh: RFI (ảnh chụp màn hình)

Thiền sư Tuệ Sỹ – “Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển”

“‘Rung chuyển đại ngàn'” tức là Rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam cơ. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy là chưa bao giờ là ai cũng tìm cách nói về Ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc là trích mấy câu thơ của Ông. Có những người hiểu biết nhiều từ lâu rồi, họ viết những bài chia sẻ. Bài nào cũng hay, được chia sẻ rộng rãi. Mình nghĩ là không ai bảo ai, mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Hóa ra là Ông nổi tiếng từ rất sớm…” (nhà văn Dạ Ngân, từ TP.HCM)

Chính giới Thụy Sĩ chào mừng cựu TNLT Châu Văn Khảm

Ngày 22 tháng 11, 2023 ông Châu Văn Khảm đã được thành phố Grand-Saconnex/Geneva trang trọng đón tiếp như một vị khách danh dự dành cho một cựu tù nhân lương tâm vừa được chính quyền Việt Nam buộc phải trả tự do vào tháng 7 vừa qua.

Đúng vào 12 giờ trưa, ông Michel Pomatto, Thị trưởng thành phố Grand-Saconnex đã đón chào ông Khảm và nhắc nhở truyền thống của thành phố này là hàng năm có buổi vinh danh những nhà đấu tranh bảo vệ tự do và nhân quyền.