Khiêu vũ với Trịnh Phương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LGT: Ông Trịnh Phương, đảng viên Đảng CSTQ, là một trong trăm ngàn sinh viên có mặt trong cuộc biểu tình ôn hòa nhiều ngày đêm tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngày 4 tháng Sáu năm ấy, ông cùng chiến hữu bị xe tăng quân đội TQ tiến vào đè bẹp theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khi đang cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Nhà nước TQ cố tình bưng bít thông tin về nguyên nhân què cụt của ông khi ông nỗ lực vượt lên khỏi số phận của mình để trở thành một vận động viên tàn tật xuất sắc. Trước nguy cơ bị lộ thông tin, họ cấm ông thi đấu và bỏ mặc số phận của ông. Nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi. Và đến khi có dịp thoát khỏi bàn tay độc tài, tị nạn sang Mỹ, bè bạn bốn phương, những con người biết quý trọng nhân phẩm, đã xúm nhau lại, tìm cách để ông có lại một “đôi chân” mới. Trịnh Phương vụt trở thành một biểu tượng thách thức với bóng tối, ông lại bay lượn khiêu vũ trên đôi chân của tự do.

Trong hàng nghìn năm lịch sử, nước “An Nam” láng giềng nhỏ bé sát nách Trung Hoa luôn luôn bị “thiên triều” xấc xược lấn áp, lăm le nghiền nát không biết bao nhiêu lần; nhưng trong mọi trường hợp gay go nghìn cân treo sợi tóc, bằng chính mối đoàn kết “Diên Hồng” bắt rễ sâu trong tình cảm của toàn dân tộc, người Việt Nam chứ không có ai khác, đều đã tìm được đôi chân thần kỳ của Trịnh Phương – đó cũng chính là biểu tượng “ngựa sắt Phù Đổng” trong tâm thức dân tộc chúng ta.

Vậy ngày nay đôi chân ấy ở đâu? Đầu óc ngu xuẩn nào và lợi ích của tập đoàn nào đang cố tình làm tê liệt nó, thậm chí muốn tiếp tay cho kẻ thù nghiền nát nó? Một dân tộc trong vòng tối tăm, quờ quạng không lần ra ánh sáng của tự do dân chủ là một dân tộc hai chân bị đem lên thớt. Chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ sớm tìm thấy đôi chân của Trịnh Phương chứ không bao giờ chấp nhận một sự hành hình như vậy.

Nguyễn Huệ Chi

—o0o—

Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương

David Feith, Wall Street Journal 25/9/2009

JPEG - 25.3 kb

Trong kỷ nguyên tài chính toàn cầu này, Mỹ và Trung Quốc có nhiều quyền lợi chung về thương mại và nợ nần. Tuy nhiên tính cách cốt lõi của một quốc gia được thể hiện không phải qua hoàn cảnh kinh tế, mà qua sự tôn trọng nhân quyền. Trong lĩnh vực này Mỹ và Trung Quốc ít có điểm gì chung, như câu chuyện bi hùng của Trịnh Phương (Zheng Fang) cho thấy.

Năm 1989 ông Phương là một trong cả trăm ngàn người Trung Quốc tràn ngập Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để biểu tình đòi quyền dân chủ. Lúc đó ông là đảng viên và là sinh viên trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, đồng thời cũng là vận động viên chạy nước rút loại giỏi. Nhưng vì tham gia biểu tình ôn hòa, ông đã trở thành kẻ thù của nhà nước.

Khi chính quyền ra lệnh cho quân đội trấn áp, Giải phóng quân Nhân dân đã sát hại và gây tàn phế cho hàng ngàn sinh viên tay không. Ông Phương là một trong những sinh viên này. Ngày 4 tháng Sáu năm 1989 ông bị xe tăng cán khi cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi.

Ngay sau đó, các viên chức Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc ông Phương phải “thừa nhận” rằng ông bị tàn phế là do một tai nạn giao thông đơn thuần.

JPEG - 15.5 kb

Ông từ chối, ngay cả khi chính quyền không cấp bằng đại học cho ông khiến ông khó tìm việc. Thay vì nản lòng, ông quyết tâm phải giỏi trở lại trong thể thao.

Từ một kẻ tàn phế phải ngồi trên xe lăn, ông trở thành vận động viên vô địch về ném đĩa và phóng lao, phá hai kỷ lục châu Á trong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992. Ông lọt vào cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật Nam Thái Bình Dương và Viễn Đông và chấp nhận điều yêu cầu của chính quyền là ông không được hé lộ với phóng viên về đôi chân của ông.

Nhưng vào trước cuộc tranh tài này, rõ ràng do sợ rằng thế giới phát giác ra nguyên nhân sự tàn phế của ông, các viên chức Trung Quốc đã cấm ông thi đấu. Rồi từ đó ông không bao giờ được mời tham gia vào một cuộc tranh tài thể thao nào nữa.

Trở về tỉnh Hải Nam, ban đầu ông Phương làm việc cho văn phòng địa ốc nhưng rồi phải xoay sang ngồi bán thuốc lá và nước giải khát bên đường. Trong thời gian này ông cũng liên lạc với các cơ quan truyền thông nước ngoài để phát biểu về vụ thảm sát Thiên An Môn và về mưu toan của chính quyền nhằm che đậy vụ tai tiếng này.

JPEG - 16.6 kb

Chẳng bao lâu sau ông thường xuyên bị quấy rầy. Người yêu của ông, rõ ràng bị Cục An ninh Trung Quốc gây áp lực, đã bỏ ông. Điện thoại nhà ông bị cắt thường xuyên, đôi lúc bị cắt ngang khi ông đang trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài như đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Năm 1999, đang trên đường lên Bắc Kinh tìm việc làm, ông bị công an chặn lại ở một nhà ga, bắt giữ cả tuần lễ, rồi cảnh cáo không được rời nơi cư trú nếu không được phép.

Nhưng ông Phương vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình không dè dặt. Năm 2001 ông nói với tờ New York Times: “Trong tương lai gần, rất có thể chính quyền sẽ không đảo ngược quan điểm của họ về vụ ngày 4 tháng Sáu. Có thể họ bắt đầu từ từ, như nói rằng sử dụng xe tăng là sai lầm.”

Với lý lịch như vậy, thật là kinh ngạc khi chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu cho ông Phương vào tháng Tám năm 2008. Có lẽ họ nghĩ rằng cho ông ra định cư ở nuớc ngoài sẽ chẳng quan trọng gì đối với bất kỳ ai ngoài ông.

Họ đã lầm. Ông Phương đến Mỹ nhập cư vào tháng Hai vừa qua, và chờ đón ông là các nhà hoạt động nhân quyền, đứng đầu là ông Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), người đã từng là sinh viên Thiên An Môn hiện sống ở San Francisco; bà Sài Linh (Chai Ling), từng là một lãnh đạo của các cuộc biểu tình sinh viên Thiên An Môn sống ở Boston; và ông Michael Horowitz, thành viên của Viện Nghiên cứu Hudson của Washington.

JPEG - 12.9 kb

Giờ đây họ công bố câu chuyện của ông và giúp ông giành lại những gì chính quyền Trung Quốc đã cướp đi của ông cách đây 20 năm, đó là khả năng đi lại. Nhờ các bác sĩ và các chuyên gia làm việc miễn phí, ông Phương đang điều trị vật lý trị liệu ở bệnh viện phục hồi chức năng Adventist ở Maryland. Ông đang tập đi lại bằng đôi chân giả kỹ thuật cao do công ty Ossur thân tặng (công ty này cũng chế tạo chân tay giả cho thương binh Mỹ).

Ngày 7 tháng 10 tới, ông Phương dự kiến sẽ khiêu vũ lần đầu tiên trong đời với vợ ở thủ đô Washington. Dịp này sẽ có sự tham dự của các vị dân cử trong Quốc hội Mỹ và sẽ được đưa lên YouTube. Khi ông khiêu vũ, người xem trên khắp toàn cầu “sẽ so sánh giữa hai hệ thống, giữa số phận của ông ở Trung Quốc và số phận của ông ở thể chế dân chủ,” ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người từng là sinh viên Thiên An Môn, và đã bị tù từ năm 2002 đến 2007, nói với tôi.

Bà Linh nhận xét với tôi là dịp khiêu vũ này của ông Phương “sẽ phát đi một thông điệp rất hùng hồn cho bao người đang đấu tranh tại Trung Quốc rằng họ không bị lãng quên.”

Một thông điệp như thế hiện nay đang rất cần, khi mà chính phủ Mỹ đang hạ thấp tầm quan trọng của nhân quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Hai rằng vấn đề nhân quyền “không thể ảnh hưởng” đến sự hợp tác Mỹ – Trung Quốc về kinh tế và về thay đổi khí hậu. Các viên chức cấp cao Mỹ cũng từ chối công khai gặp Đức Dalai Lama, người đại diện cho dân tộc thiểu số Tây Tạng bị đau khổ triền miên tại Trung Quốc.

Bây giờ bà Clinton có một cơ hội để chứng tỏ rằng bà không hoàn toàn quên về nhân quyền: bà hãy mời ông Phương khiêu vũ lần thứ hai trong đời ông cùng với bà.

David Feith là trợ lý biên tập tạp chí Foreign Affairs.

Trần Quốc Việt dịch

http://bauxitevietnam.info/c/11579.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.