Không Ai Tin Vào Luật Phòng Chống Tham Nhũng Của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 28 tháng 11 năm 2005, Quốc hội CSVN đã cho thông qua luật phòng, chống tham nhũng cũng như đồng ý thành lập một ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và giao cho ông Phan Văn Khải cầm đầu ban này. Nói là thông qua đạo luật phòng chống tham nhũng; nhưng thật sự thì chỉ tu sửa từ một số điều khoản của đạo luật cũ đã có từ trước. Ngay chính ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội CSVN, phải thú nhận rằng: Vừa qua, chúng ta làm chưa tốt, nguyên nhân chính không phải là do thiếu luật, thiếu tổ chức chỉ đạo. Cái chính là do chúng ta thiếu lòng tin, thiếu quyết tâm, thiếu kế hoạch cụ thể trong thực hiện, trong chấp hành nghiêm minh pháp luật. Mà thiếu cái này thì sẽ không thành công trong bất cứ việc gì. Điều đáng sợ là chúng ta chỉ hô hào mà không hành động. Chúng ta phải xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng và những người đứng đầu cơ quan, đơn vị xảy ra sai phạm. Khi còn tình trạng không có người chịu trách nhiệm, nhẹ trên nặng dưới, nể nang né tránh…thì pháp luật dù tốt đến mấy cũng chỉ là quả đấm vào không khí, lạc lõng trong cuộc sống.

Tình trạng như ông An vừa thú nhận sẽ không bao giờ chấm dứt khi mà Đảng vừa thổi còi vừa đá bóng. Việc giao trách nhiệm đứng đầu Ủy ban Phòng chống tham nhũng cho một người tham nhũng khét tiếng như Thủ tướng Phan Văn Khải là một trong những trường hợp điển hình. Nội trong những chuyến công du Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ…, ông Khải cũng đã bỏ túi ít nhất khoảng 2 triệu mỹ kim từ những doanh nhân được tháp tùng theo đoàn. Một thương gia (muốn dấu tên) tháp tùng phái đoàn ông Khải trong chuyến đi Nhật vào tháng 4 năm 2004 cho biết ngoài tiền đóng góp để bao thuê nguyên cả chuyến bay, mỗi người trong đoàn còn phải mua quà cáp cho “Chú và cô Bảy (vợ chồng ông Kiệt)” không dưới 10 ngàn mỹ kim. Tháp tùng đoàn khoảng 200 người, ta nhân lên sẽ biết con số là bao nhiêu. Chẳng phải chỉ riêng ông Khải mà trước đây ông Kiệt cũng thế. Làm sao mà tìm được đối tượng hợp tác làm ăn trong một thời gian quá ngắn độ hai ba ngày, nhưng đi theo đoàn là được chụp hình riêng với ông Thủ tướng, đem về chưng ngay giữa văn phòng làm việc của mình coi như cái bùa hộ mạng chẳng mấy ai dám đến làm khó dễ. Ai muốn bảo đây là tiền hối lộ thì kệ người ta, còn chúng tôi cho rằng đây chỉ là tiền quà cáp.

Mới chỉ cách đây chưa đầy nửa năm, vào ngày 14 tháng 6 năm 2005, trong khóa họp Quốc hội CSVN lần thứ 7 khóa XI, Nguyễn Tấn Dũng cường điệu tuyên bố rằng tham nhũng thì ở đâu cũng có, nhưng trong bộ máy (chính quyền) của chúng ta số cán bộ tham nhũng chỉ là thiểu số, nhưng vào ngày 26 tháng 11 vừa qua, ông Phó thủ tướng này tuy vẫn còn cường điệu cho rằng chính phủ đã quyết tâm trong việc đấu tranh ngăn chận tệ nạn tham nhũng bằng một loạt giải pháp như hoàn chỉnh cơ chế, cải cách hành chánh, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu…nhưng tệ nạn này vẫn chưa bị đẩy lùi và còn rất nghiêm trọng, hầu như trên lãnh vực nào cũng có. Sự cường điệu của Nguyễn Tấn Dũng đã làm cho ông đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn khó chịu nên đã phải chất vấn như sau: tôi hoan nghênh những điều Phó thủ tướng vừa nói, những điều đó đã được thể hiện ở rất nhiều nghị quyết nhưng tại sao tham nhũng vẫn nghiêm trọng? Chính phủ có né tránh không?

Ở các nước tự do dân chủ, báo chí đóng góp rất nhiều trong việc phòng chống tham nhũng, nhưng dưới chế độ CSVN báo chí khi chạm vào lãnh vực này lại gặp rất nhiều áp lực, ngoại trừ khi được bật đèn xanh nhưng chỉ được phanh phui đến một giới hạn nào đó mà thôi. Người dân và ngay cả người đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều không tin cái luật phòng chống tham nhũng này có tác dụng. Ông Tony Foster, làm việc cho hãng Freshfileds Bruckhaus Deringer ở Hà Nội nói rằng: Tất cả mọi người chỉ sợ rằng đó chỉ là lời nói chứ không phải hành động.

Quốc hội CSVN tỏ vẻ hài lòng khi luật phòng chống tham nhũng này còn có cái mục bắt tất cả các đảng viên cán bộ có chức quyền và vợ con của họ phải kê khai tài sản. Nhưng thử hỏi công chúng có quyền xem xét những bản kê khai tài sản đó không. Chắc chắn là không nên làm sao biết được sự thật. Đó là lời nhận xét của ông Frederick Burke, thành viên của tổ hợp pháp lý Baker and McKenzie ở Sàigòn. Báo Financial Times viết rằng ai cũng không tin rằng cái luật đó lại có thể thay đổi được tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, vì tình trạng tham nhũng tại đây đã thành tự nhiên mà tổ chức tham vấn đầu tư PERC đã xếp hạng nó thuộc vào loại tham nhũng hạng nặng ở Á châu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…