Kinh Tế Tự Dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong gần 200 năm vừa qua, dân tộc Việt Nam chưa thực sự chủ động thực thi những quan điểm hay những đường lối kinh tế theo nhãn quan của người Việt Nam mà luôn luôn bị chi phối bởi những thế lực bên ngoài.

Khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bộc phát tại Âu Châu, Việt Nam bắt đầu giao tiếp và làm quen với lối kinh doanh mới của người Tây phương, thì nước ta bị người Pháp đô hộ, nên mọi chính sách về kinh tế đã bị chính quyền thuộc địa chi phối theo những nhu cầu của nước Pháp. Hậu quả là nước ta, tuy được du nhập những ý niệm của nền kinh tế tự do, nhưng trên căn bản là để phục vụ cho người da trắng.

Khi người Pháp rút khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam lại bị chia đôi, khiến cho nền kinh tế của cả hai miền Nam và miền Bắc bị những hiện tượng chính trị chi phối một cách gay gắt. Tại miền Bắc, người cộng sản đã rập khuôn theo mô hình chủ nghĩa xã hội, áp dụng kinh tế tập trung và xóa bỏ hoàn toàn sự điều tiết của thị trường. Mọi sinh hoạt kinh tế của quốc gia nằm gọn trong sự hoạch định và kiểm soát gắt gao của đảng Cộng sản, để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm chiến miền Nam. Trong khi đó, tại miền Nam, tuy áp dụng đường lối tự do, nhưng các sinh hoạt kinh tế đã bị những biện pháp chiến tranh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chi phối theo nhu cầu ngoại viện của chính phủ Hoa Kỳ, nên các sinh hoạt kinh tế nói chung không có một nền tảng lâu dài.

Khi cả nước hoàn toàn bị cai trị bởi đảng Cộng sản sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam lại rập khuôn theo mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô để xóa sạch mọi tàng tích của nền kinh tế thị trường chưa bén rễ mấy tại miền Nam trong 20 năm chiến tranh. Hậu quả là những chủ trương chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam, một lần nữa đã phá sập mọi tiềm năng và khả năng kinh doanh của người dân tại miền Nam Việt Nam. Sự sai lầm này đã khiến dân ta phải trả một cái giá vô cùng to lớn là đất nước hoàn toàn kiệt quệ và tụt xuống hàng nghèo đói nhất nhì thế giới. Đến năm 1986, trước cơn khủng hoảng chung của khối cộng sản, đảng Cộng sản Việt Nam đã theo chân Liên Xô bắt đầu cho áp dụng một phần của quan niệm kinh tế tự do, đó là công nhận của thị trường và lợi nhuận. Mặc dù công nhận quy luật thị trường trong các hoạt động kinh tế, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không công nhận quyền tư hữu của người dân, vì vẫn duy trì quốc doanh giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế để cố bám vào ’định hướng xã hội chủ nghĩa’ nên các sinh hoạt kinh tế của Việt Nam vận hành theo mánh mung, chụp giựt và không có một luật lệ nào rõ rệt để điều hướng các hoạt động thị trường theo đúng những ý niệm cơ bản của nó. Hơn thế nữa, vì dựa quá nhiều vào đầu tư ngoai quốc và vay mượn từ bên ngoài, nhà cầm quyền Hà Nội còn bị chi phối bởi các nước chủ nợ nên những chính sách phát triển không đủ thông thoáng, để huy động nguồn tiết kiệm của người dân.

Vì thế mà sự phồn vinh của Việt Nam hiện nay, chỉ là bề mặt của những tiêu xài hoang phí của một thiểu số có đặc quyền, đặc lợi ở trong đảng, còn đại đa số người dân thì sống trong nghèo đói, bần cùng với một xã hội bị ruỗng nát về mặt đạo đức và tình người. Chấn hưng lại nền kinh tế Việt Nam, không đơn thuần là những biện pháp cải tổ cơ cấu, gia tăng đầu tư hay mở rộng ngoại thương, với thế giới bên ngoài, mà trước hết phải phục hồi lại các quyền tự do kinh tế của người dân trong khuôn khổ phục vụ dân tộc. Trong tinh thần đó, đảng Việt Tân đưa ra chủ trương thiết lập nền Kinh Tế Tự Dân.

Kinh Tế Tự Dân là thực thi một nền kinh tế Tự do và có đặc tính Dân tộc. Kinh tế tự do là nền kinh tế mà mọi người dân có quyền tham dự, khuyếch trương theo những quy luật thị trường. Quyền tư hữu cá nhân phải được tôn trọng và bảo vệ. Yếu tính dân tộc được nêu lên để nhấn mạnh đến tính chất kinh tế phục vụ toàn dân, phục vụ cả nước mà không để ưu tiên đáp ứng lợi ích của một công ty, hay một nước ngoài. Từ những quan niệm trên, đảng Việt Tân chủ trương xây dựng một nền kinh tế phù hợp với sức sống của dân tộc đòi hỏi phải đi đôi với một thể chế áp dụng duy nhất một mô hình kinh tế thị trường vì những nhược điểm của nó cần phải có những biện pháp ngoài thị trường để cải sửa. Chúng ta cũng không thể áp dụng mô hình kinh tế theo một chủ thuyết giáo điều nào vì như vậy nó chỉ đáp ứng quyền lợi của một tập đoàn. Trong tinh thần đó, đảng Việt Tân chủ trương xây dựng nền kinh tế tự dân dựa trên bốn nét đặt thù sau đây:

1- Tôn Trọng Quyền Tự Do Kinh Tế

Đảng Việt Tân chủ trương người dân trong một nước phải có quyền tự do kinh tế. Những ý niệm tự do về mặt kinh tế có thể còn mới đối với một số người Việt Nam vì dân ta chưa thực sống và làm việc với ý niệm này trong hơn 100 năm qua, do hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước. Do đó, để chấn hưng nền kinh tế, nước Việt Nam mới phải đề cao một số nguyên lý căn bản mà mọi người phải theo.

Trước hết, con người phải được tự do theo đuổi sự thịnh vượng mà không bị một cơ chế hay một giáo điều nào cấm đoán. Nghĩa là xã hội không thể dựng lên những quy luật mang tính cưỡng chế hay kết án những con người có khả năng và đam mê làm giàu một cách liêm chính trong xã hội.

Kế đến, con người có quyền theo đuổi những lợi nhuận một cách chính đáng theo khả năng và sự tận tuỵ của mỗi người mà xã hội không thể nhân danh bất cứ tín điều nào để có sự phê phán hay cấm đoán. Trong tinh thần đó, con người cũng có quyền thụ đắc hay trao đổi những thành tố của sinh hoạt kinh tế là : 1/Tài sản bao gồm đất đai, phưong tiện sản xuất; 2/Sức lao động bao gồm vật chất và trí óc, 3/Tài chánh bao gồm những vốn đầu tư hay những dự trữ kinh doanh.

Sau cùng, tự do kinh tế không thể tồn tại lâu dài, nếu không chấp thuận sự tồn tại của thị trường. Thị trường là nơi các tác nhân kinh tế giải quyết cung cầu qua mua bán trao đổi, trong đó con người được tự do nêu lên nhu cầu mua hay bán của mình và tự do giải quyết các việc mua bán bằng một cách công khai và bình đẳng.

2- Tách Rời Chính Trị Ra Khỏi Hoạt Động Kinh Tế

Trong một nền kinh tế chỉ huy, yếu tố bao cấp giữ vị trí then chốt. Vì thế mà trong những xã hội này, người làm thì ít mà kẻ kiểm soát thì nhiều và đặc quyền đưa đến đặc lợi khiến nhà nước và cán bộ đảng có nhiều quyền, nhiều tiền trong khi dân bị đói rách. Mặt khác, vì coi sinh hoạt tự do kinh tế là hình thái của bóc lột nên các chế độ cộng sản đã chủ trương tiêu diệt tư doanh và giao cho nhà nước quyền điều khiển và quản lý các hoạt động kinh tế dưới hình thái quốc doanh. Đây là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là gạt bỏ mọi sự can thiệp của chính quyền vào các sinh hoạt kinh tế. Ngày nay, để một nền kinh tế phát triển điều hòa, người ta cần ’bàn tay hữu hình’ của chính quyền, thông qua luật pháp và điều tiết vĩ mô, để giữ ổn định và trật tự thị trường, giúp cho các tác nhân kinh tế an tâm làm ăn. Nói cách khác, sự can thiệp của chính quyền không phải là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế mà căn cứ trên hiệu năng của nó mang lại.

Do đó, khi nói tách rời chính trị ra khỏi hoạt động kinh tế, là để ngăn chận những bất công, do sự chi phối của các viên chức chính quyền. Vì những người nắm quyền hành trong chính trị thường là những người dễ nắm đặc lợi trong kinh tế, trở thành giai cấp quý tộc mới, theo ý nghĩa của Milovan Djilas (một cựu cán bộ cộng sản của Liên bang Nam Tư cũ). Trong xã hội này, thay vì những nhóm tư bản bóc lột như Mác mô tả thì lại bị chính cán bộ nhà nước, những người tự xưng là ’đày tớ nhân dân’ lột sạch tài sản mà không dám tố cáo.

Do đó, trên bình diện kinh tế, vai trò chính trị – cụ thể là vai trò của chính quyền, phải được xác định rõ ràng là để bảo vệ quyền tự do kinh tế đồng đều cho mọi người dân, chứ không thể đóng vai trò cạnh tranh buôn bán hay cạnh tranh sản xuất với người dân. Ngoài ra, mặc dù chính quyền không lập xí nghiệp để cạnh tranh với dân, nhưng lại bày vẽ ra nhiều luật lệ để chèn ép sự làm ăn của người dân thì cũng chính là đem chính trị can thiệp các hoạt động kinh tế khiến tự do kinh tế không còn một giá trị nào.

3- Bảo Tồn Sự Quân Bình Của Các Tác Nhân Kinh Tế

Trong nền kinh tế tự do, sự quân bình của các tác nhân kinh tế là điều kiện tiên quyết để đi đến sự phát triển tốt đẹp và phù hợp với quyền lợi của đa số. Trong tiến trình phát triển, có nhiều trường hợp xảy ra những va chạm quyền lợi giữa các tác nhân kinh tế; ví dụ giữa lợi nhuận của công ty với tiền lương của công nhân, hay giữa những ấn định sai lầm về chính sách phát triển của chính quyền có thể gây nguy hại hàng triệu Mỹ Kim cho các công ty đầu tư. Vì thế ý niệm Tự – Dân mà đảng Việt Tân chủ trương không có nghĩa là sự thắng thế hay đề cao lãnh vực kinh tế của người dân (tức các hộ) trong mọi truờng hợp mà là tạo thế quân bình, dung hòa và thỏa mãn cả cộng đồng, có như thế mới tạo dựng được một nền tảng Dân Chủ Đích Thực. Nhu cầu quân bình này còn thể hiện tại những cấp như sau:

Giữa Các Cá Nhân: Trong tiến trình phát triển tại một nước chậm tiến, không phải ai ai cũng được hưởng đồng đều những thành quả của phát triển. Do đó, chênh lệch xã hội có khuynh hướng gia tăng. Bổn phận của chính quyền là xoa dịu những chênh lệch này qua các biện pháp cải thiện dân sinh như điều chỉnh thuế khóa cho gia đình nghèo, tăng trợ cấp hoặc nâng cao mức sống qua những chính sách tài trợ về y tế, giáo dục, điện nước. . .

Giữa Các Xí Nghiệp: Muốn huy động các nguồn tài nguyên đúng mức, thực hiện sản xuất dây chuyền và hạ thấp giá thành, đòi hỏi phải có những đơn vị sản xuất lớn. Ngoài ra, những xí nghiệp lớn dễ vay mượn các nguồn tín dụng của các ngân hàng, hoặc thu hút khách trên thị trường chứng khoán. Nếu để tự nhiên thì lâu dần xảy ra tình trạng ’cá lớn nuốt cá bé’, các xí nghiệp nhỏ sẽ bị phá sản mà khó cạnh tranh hoặc bị các xí nghiệp lớn mua lại để độc chiếm thị trường. Đây là vấn đề mà chính quyền phải có biện pháp để quân bình sự hoạt động giữa các xí nghiệp.

Giữa Các Vùng Trong Nước: Trong tiến trình phát triển, chính quyền của một số quốc gia thường có khuynh hướng chọn lựa một vài vùng để thành lập các đặc khu kinh tế. Những đặc khu này thường nằm ở ven biển hay tương đối có hạ tầng cơ sở vững so với các vùng khác ở trong nước. Tình trạng này đã tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng không phải trên mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, chính trị. Tuy nhiên, trong một quốc gia đang phát triển với ngân qũy còn eo hẹp, khó có thể có những chọn lựa nào khác trong giai đoạn đầu. Nhưng, nếu chính quyền cứ để tự nhiên không cố gắng mở rộng sự phát triển sang các vùng khác thì không chỉ đào hố sâu sự chênh lệch đời sống người dân giữa các vùng mà còn đưa đến những biến động xã hội khó lường.

4- Phản Ảnh Đặc Tính Dân Tộc

Đặc tính dân tộc chính là truyền thống cao đẹp và những nét đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Truyền thống phát xuất từ những kinh nghiệm chia sẻ chung của cộng đồng qua nhiều thế hệ và bao gồm cả ngôn ngữ, lịch sử, huyền thoại, văn hóa. . tạo ra cho mỗi tập thể đó một cách nhìn về thế giới (gọi là thế giới quan) và những phản ứng trước các sự thể bên ngoài. Nói tóm lại, truyền thống của mỗi xã hội tạo ra cho mỗi xã hội một ’nhân sinh quan’ và một ’dân tộc tính’ riêng biệt với một xã hội khác.

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng lại chia sẻ chung với các quốc gia Đông Á bao gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc một nền văn hóa Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo, đồng thời vẫn có bản sắc riêng của mình. Về tập quán xã hội, dân tộc Việt Nam có đặc tính hiếu học, nặng tình gia đình nhưng cũng đồng thời có khuynh hướng từ chương, coi trọng bằng cấp, ít chịu nghiên cứu nên coi rẻ vấn đề thực dụng. Đặc tính này khiến cho dân tộc ta không có khiếu buôn bán, chế tạo và vì thế không có nhiều khả năng sáng tạo để cạnh trạnh. Hiện nay, do những giao tiếp với Tây phương và được sống trong các xã hội công nghiệp tiên tiến, người Việt Nam đã nhìn thấy nhu cầu của thương mại và sáng tạo theo khuynh hướng thực dụng. Nhưng trên hết, người Việt Nam có đặt tính gần giống người Đài Loan là nặng tình gia đình và vì thế mà nhiều gia đình đã tạo dựng nhiều cơ nghiệp thành công tại hải ngoại lẫn quốc nội trong thời mở cửa.

Phát huy đặc tính gắn bó gia đình vào sinh hoạt kinh tế như Đài Loan, Nhật Bản đã ứng dụng và thành công trong việc xây dựng nhiều đơn vị sản xuất nhỏ nhưng mang lại cuộc sống ổn định cho công nhân cũng như tạo mối tương quan mật thiết giữa chủ và thợ trong nhiều thập niên qua, cho thấy là nếu Việt Nam biết khai dụng đặc tính này có thể sẽ thành công. Vì thế, chúng ta sẽ cố gắng phát huy đặc tính dân tộc này trong cách tổ chức xí nghiệp cho tương lai, vì cách tổ chức này phù hợp với quan điểm xã hội của đảng Việt Tân là tôn trọng gia đình. Xí nghiệp nhỏ mang tính gia đình sẽ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế tương lai nước ta như phương tiện chống đỡ nạn thất nghiệp.

*

Tóm lại, nước Việt Nam không chỉ nghèo nàn mà còn vô cùng lạc hậu. Và sau khi thanh toán ách độc tài cộng sản, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo ít nhất là trong vòng mười năm trước khi hoàn thành những điều kiện căn bản như có đủ ăn, đủ người xây dựng nền móng cho một quốc gia công nghiệp tiến bộ. Bài toán canh tân Việt Nam của chúng ta không đơn thuần là chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ mà là bài toán phát triển, một bài toán của mọi quốc gia chưa mở mang, trong đó kinh tế chỉ là một lãnh vực. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, phát triển kinh tế là đầu tàu kéo theo nhiều lãnh vực khác ; cho nên nếu chúng ta có những quan niệm đúng đắn về vấn đề kinh tế sẽ giúp cho ta không chỉ nhanh chóng giải quyết bài toán chậm tiến mà còn góp phần tạo động lực cho phát triển.

Ngoài ra, những khó khăn của tình trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời kỳ ’đổi mới’ và ’ mở cửa’ của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thói tật của xã hội nông nghiệp phong kiến xa xưa vẫn còn có tác động và ảnh hưởng rất lớn trên đời sống chính trị kinh tế của Việt Nam. Vấn đề là làm sao tổ chức đươc một xã hội có thể có những cân đối gữa hai nhu cầu tư do và trật tự xã hội, giữa trách nhiệm chính quyền và trách nhiệm của cá nhân và gia đình.

Sau cùng, từ một xã hội đang nghèo trở nên giàu có sẽ tạo ra những xáo trộn xã hội cùng với sự gia tăng tội phạm mà ta đã thấy xảy ra ở nhiều quốc gia trong tiến trình công nghiệp hóa. Chắc chắn là trường hợp này không thể là ngoại lệ đối với Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta biết trước những chứng bệnh qua những chuẩn bị tinh thần trong quần chúng, mức tác hại sẽ giảm đi rất nhiều. Những quan niệm cơ bản về nền kinh tề Tự Dân sẽ là những bước chuẩn bị cho những nỗ lực này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?