Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào sáng ngày 23/06, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Hiền tài Phan Văn Ba, tín đồ Cao Đài nói:

Về tinh thần dân tộc thì đạo Cao Đài cũng như Hoà Hảo đều có một lý tưởng tự do; và luôn luôn sát cánh bên nhau để cầu nguyện cho đất nước được thái bình. Cầu nguyện cho nhân dân Việt Nam được may mắn và sống hạnh phúc. Và cũng cầu nguyện cho quốc thái dân an, tất cả mọi người sống an lành trong bể tình thương của tạo hoá.

Mặc dù chỉ là một cộng đồng tôn giáo nhỏ ở khu vực thủ đô nước Mỹ, nhưng trong nhiều năm qua, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo luôn có nhiều hoạt động khác nhau thu hút sự tham gia của nhiều gia đình gốc Việt; trong đó nổi bật là các hoạt động thiện nguyện và chương trình dạy tiếng Việt mỗi cuối tuần tại chùa.

Ông Thai Nguyen, văn phòng thống đốc bang Maryland cho biết:

Tất cả những Phật tử thì đều yêu thương nhau, hợp tác và gắn bó với nhau cùng chung một chí hướng như đức Huỳnh giáo chủ chỉ bảo. Họ không có sự chia rẽ nhiều. Cái đó là điều rất mừng và rất đáng quý về đạo pháp. Về phương diện hoạt động xã hội thì họ rất tích cực trong mọi công tác và sinh hoạt cộng đồng. Đây cũng là điều mà riêng tôi cảm thấy rất hoan hỉ.

Thông qua các chương trình dạy tiếng Việt và nhiều hoạt động xã hội và thiện nguyện khác nhau, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ trong những năm qua đã thu hút được thêm nhiều bạn trẻ tham dự, sức sống mới cho một nền đạo đặc biệt có xuất xứ từ Việt Nam này.

Ông Hà Nhân Sinh, Hội trưởng Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo vùng Washington DC chia sẻ:

Càng ngày thì mình thấy cái tương lai của nền đạo Phật giáo Hoà Hảo nó tươi tốt hơn ở cả trong nước cũng như là nước ngoài. Bởi vì khi xã hội càng phát triển thì niềm tin vào tôn giáo càng tăng thêm nữa. Và đặc biệt năm nay thì sau những lùm xùm về các tu sĩ quốc doanh ở Việt Nam bị phơi bày thì người ta càng thấy nền đạo Phật giáo Hoà Hảo càng sáng tỏ hơn. Thành ra năm nay dịp này chương trình đại lễ ở Mỹ nói chung và vùng Washington DC nói riêng càng khởi sắc hơn nữa.

Được khai sáng vào năm 1939 tại làng Hoà Hảo, tỉnh Châu Đốc, Phật giáo Hoà Hảo phát triển nhanh chóng ở khu vực miền nam Việt Nam, thời cao điểm có hàng triệu tín đồ.

Sau năm 1975, Phật giáo Hòa Hảo trong nước cơ bản chia thành hai phái: một được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, được cho là bị chính quyền điều khiển; và một không được chính quyền công nhận vì không chịu sự kiểm soát của nhà nước và các tín đồ của phái này thường báo cáo bị chính quyền sách nhiễu, ngăn cấm cản trở các sinh hoạt.

Các Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ hàng năm thường đề cập đến những vụ sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”