Lá Thư Đầu Năm 2006 Của Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Kính Gửi Đồng Bào Toàn Quốc và Trên Toàn Thế Giới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 1 tháng 1 năm 2006

Kính gửi Toàn Thể Đồng Bào,

Nhân dịp đầu năm dương lịch 2006, thay mặt cho toàn thể đảng viên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, chúng tôi kính gửi đến quý đồng bào trong và ngoài nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất trong năm mới, tràn đầy an lành, may mắn và thịnh vượng.

Kính thưa quý vị,

Những ngày cuối của năm 2005 vừa qua lại đánh dấu thêm 12 tháng nhọc nhằn trên vai đại khối dân tộc ở khắp các nẻo đường quê hương. Nhiều biến động đau lòng đã và vẫn tiếp tục xảy ra. Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2005, toàn thể dân tộc phải chứng kiến cảnh các ngư dân tại Thanh Hóa bị tàu tuần dương Trung Quốc vô cớ bắn giết và cố khỏa lấp sự kiện, rồi phản đối chiếu lệ khi không khỏa lấp được, của Nhà Nước CSVN. Trong khi đó nạn buôn người Việt đi làm nô lệ, kể cả bán phụ nữ Việt Nam làm nô lệ tình dục tiếp tục lan tràn rộng hơn tại Đài Loan và một số nước tại Đông Nam Á. Còn nỗi nhục nào hơn khi các quảng cáo tại Singapore rao bán phụ nữ Việt Nam, “Cứ thử trước, nếu không vừa ý có thể trả lại”.

Ngay trên lãnh thổ Việt Nam, tình trạng phá sản luân lý còn ở mức khủng khiếp hơn nữa trong mọi lãnh vực xã hội. Trong lúc đó, những người cầm đầu đảng và nhà nước CSVN tiếp tục khoán nhượng nhiều quyền lợi quan trọng của quốc gia cho Trung Quốc để đổi lấy những hậu thuẫn và bảo hộ chính trị mơ hồ. Nạn tham nhũng bất công, đào khoét tài nguyên đất nước, trấn lột dân chúng dưới đủ mọi hình thức, bởi mọi cấp chính quyền, tiếp tục được xem là nghề kiếm sống béo bở. Toàn bộ đất nước, quả thật, đang đắm chìm trong “Hai nỗi Quốc Nhục và Năm mối Quốc Nạn” mà các nhà dân chủ đã đau đớn cảnh báo.

Tuy nhiên, 2005 cũng là năm mang nhiều chỉ dấu cho thấy khả năng gieo họa lên dân tộc Việt Nam của những người cầm đầu đảng CSVN đang đến hồi co rút lại. Thật vậy, 2005 là một năm với đầy những thất bại ngoại giao chua cay cho chế độ, vì không còn lừa được các nước trên thế giới về bản chất độc tài hung bạo, hoàn toàn ngược với xu hướng thời đại, của thiểu số lãnh đạo đảng CSVN.

Nếu đầu năm 2005 là những đợt thả tù được tuyên bố rầm rộ với báo chí quốc tế, và giữa năm 2005 là những phái đoàn hùng hậu từ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước cho đến Thủ Tướng và các Bộ trưởng đi vận động từ Âu sang Mỹ, thì đến cuối năm 2005 người ta chỉ thấy chế độ Hà Nội bị từ khước vào danh sách thành viên WTO nhưng lại tiếp tục nằm trong danh sách Các Nước Cần Quan Ngại Đặc Biệt (CPC) vì có chính sách đàn áp tôn giáo ngặt nghèo.

Thế giới đã bắt đầu nhận ra bản chất của chế độ và tình trạng thê lương của dân tộc Việt Nam đằng sau lớp vôi sơn phết tại một số đô thị. Kết quả việc vạch trần bộ mặt thật của chế độ trước thế giới, bất kể số ngân khoản vận động và khả năng đóng kịch của chế độ, là một thành công lớn của dân tộc. Thành quả này đến từ công sức của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước.

Tại quốc nội, số đồng bào quyết tâm đứng lên đòi công lý đông hơn bao giờ hết. Đây là những nạn nhân bị cướp đoạt đất đai, bị xử án oan ức vì không tiền hối lộ; những tín đồ tôn giáo bị cướp đoạt nơi thờ tự, bị bức bách phải từ bỏ tín ngưỡng; những nhà dân chủ dám chỉ ra những quyền đương nhiên của con người, những nguyên nhân của các căn bệnh đang hủy hoại đất nước.

Tại hải ngoại, các cộng đồng người Việt khắp nơi tiếp tục kiên trì đứng lên nói thay cho cả khối đồng bào bị bịt miệng tại quốc nội, tố cáo trước thế giới từng hành vi bạo tàn của chế độ; từ cuộc biểu tình trên khắp 4 lục địa phản đối Trung Quốc tàn sát ngư dân Việt, cuộc tuần hành Tranh Đấu Cho Tự Do Việt Nam chưa từng có trong 30 năm tại Hoa Thịnh Đốn, các nỗ lực cung cấp dữ kiện đàn áp tôn giáo và vận động chính giới Hoa Kỳ, đến các cuộc rượt đuổi phái đoàn ngoại giao của Nông Đức Mạnh tại Âu Châu, phái đoàn vận động của Phan Văn Khải tại Mỹ châu, phái đoàn tuyên truyền văn nghệ Duyên Dáng Việt Nam tại Úc châu, v.v… Và nay, cộng đồng người Việt tại hải ngoại đang tổ chức trưng cầu dân ý chọn một ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản để các thế hệ tương lai ghi nhớ tội ác này của đảng CSVN cũng như vận động lấy lại tên Sài Gòn trên thành phố thân yêu cách nay 30 năm.

Đặc biệt hơn nữa là những nỗ lực tìm hiểu và tiến gần lại với nhau giữa các lực lượng dân chủ quốc nội và hải ngoại trong những tháng cuối năm 2005. Mặc dù còn những khó khăn nội tại và nhiều đòn khủng bố từ bạo quyền nhưng tiềm năng to lớn của tiến trình cộng tác trong ngoài đã đủ khiến các lãnh đạo đảng CSVN quýnh quáng, sợ hãi đến độ chấp nhận núp sau những toán du đảng đến xách nhiễu các nhà dân chủ.

Chắc chắn trong năm 2006 Hà Nội sẽ cố hết sức phá hoại các kết hợp dân chủ bằng những gia tăng khủng bố các nhà dân chủ trong nước và mở các chiến dịch gây xáo trộn, tạo ly gián tại hải ngoại. Nhiều chỉ dấu cho thấy là Hà Nội đang bắt đầu tung ra những đòn hỏa mù đánh phá các lực lượng đấu tranh và cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Những ý đồ đó có thành hay không vẫn tùy thuộc vào khả năng cảnh giác, bình tĩnh phân tích, và kiên trì đấu tranh của toàn thể chúng ta. Đặc biệt trong năm 2006 này, ngoài những mặt đấu tranh đã có, chúng ta phải đòi chế độ Hà Nội phải có những chuẩn bị thật sự, đặc biệt là lập kho tồn trữ thuốc giải, để đối phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm đang lan rộng tại Á Châu, chứ không thể chỉ làm một vài điệu bộ hình thức như hiện nay. Chúng ta quyết không để chế độ viện dẫn lý do thiếu tiền hầu thoái thác khi mà số tài sản của các cán bộ cầm quyền ở thượng tầng tiếp tục to phình, và trong lúc đủ loại tài trợ quốc tế đang đổ vào Việt Nam cho việc chống cơn dịch này.

Kính thưa Đồng Bào,

So sánh những biến chuyển đang xuất hiện tại Việt Nam và tiến trình dân chủ hóa tại các nước Đông Âu 15 năm trước, chúng ta biết năm 2006 sẽ chứa đựng nhiều cam go nhưng cũng đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng cho đất nước. Đây là những tia hy vọng sáng tỏ nhất trong suốt hơn 2 thập niên qua. Nhìn vào những gì đã đạt được trong năm 2005, chúng ta có thể vững tin rằng thành quả của cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam chắc chắn sẽ đạt nhiều thắng lợi lớn lao hơn nữa trong năm 2006.

Trong niềm hy vọng và hướng về ngày mai tươi sáng của dân tộc, chúng ta cùng quyết tâm đoàn kết, vô hiệu hóa mọi đánh phá, bôi bẩn của kẻ thù để nắm chặt tay nhau đấu tranh vì tương lai Đất Nước và Dân Tộc.

Nguyễn Kim
Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.